Phần 2
Bài 1.
a. Hành vi của B là hành vi bạo lực ở chỗ B đã đánh đập mẹ mình là bạo lực thể xác, bắt mẹ mình làm lụng vất vả để cho mình đi chơi là bạo lực lao động, mắng mẹ mình là bạo lực tinh thần, bắt mẹ bán nhà là bạo lực về kinh tế.
Hành vi của B trái đạo đức, trái đức tính hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ, cha mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dục, cần phải đối xử tốt với cha mẹ/
Hành vi của B vi phạm pháp luật vì nghiện ngập là sa vào tệ nạn xã hội và mắng chửi, xúc phạm đánh đập mẹ mình, vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự nhân phẩm của công dân.
b. Nếu em là hàng xóm bà A, em sẽ:
- Can ngăn hành vi của B.
- Khuyên bảo B, phân tích cho B biết hành vi của mình, hậu quả của hành vi đó.
- Báo công an về hành vi đánh người của B.
- Khuyên bà A nên có biện pháp mạnh với con mình để uốn nắn như báo công an.
c. Hành vi của B
Căn cứ pháp lý quy định về hành vi bạo lực gia đình.
– Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 của Quốc hội (Điều 12).
– Nghị định số 167/2013/ NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 49).
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Điều 134 và Điều 140). Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định những mức xử phạt đối với những vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình được thể hiện cụ thể như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
Và căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nếu xét thấy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cũng như các mức thiệt hại được quy định tại Điều này. Hoặc chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc tội hành hạ ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 185 Bộ luật này.
Như vậy, hành vi của B có thể bị xử lý cao nhất là hình sự tuỳ theo mức độ thương tích mà bà A có,.
Phần 2.Bài 2.
a.
Bạn C là một người không biết tiết kiệm, không biết quản lí tiền hiệu quả, chi tiêu hoang phí. Mặc dù gia đình giàu có nhưng đó là tiền của bố mẹ bạn vất vả làm ra. Bạn tiêu hoang phí thể hiện bạn không biết quý trọng thành quả lao động của bố mẹ. Bên cạnh đó, thói quen chi tiêu hoang phí sẽ gây hại cho bạn, tạo thói quen xấu khiến bạn dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, bạn sẽ không có gì để chi tiêu, khiến cho cuộc sống bất ổn định.
b.
Nếu là D em sẽ:
- Chỉ ra cách chi tiêu của bạn không hợp lí.
- Khuyên bạn chi tiêu hợp lí bằng cách:
+ Chi tiêu những thứ cần thiết.
+ Xác định kế hoạch chi tiêu.
+ Chi tiêu tiết kiệm.
+ Quý trọng thành quả lao động của bố mẹ…
c.
Để có cuộc sống ổn định, bản thân em đã:
- Ghi ra giấy những thứ cần chi tiêu.
- Lên kế hoạch chi tiêu cụ thể.
- Xác định rõ mục đích chi tiêu.
- Chi tiêu tiết kiệm.
- Mua những thứ cần thiết.
- Làm việc phù hợp để kiếm tiền như bán đồ nhựa bỏ đi, giấy vụn
Phần 1.
1.
Thấy nhà hàng xóm xảy ra bạo lực gia đình, em sẽ
- Báo bố mẹ để bố mẹ lựa tình hình khuyên can nếu chỉ xảy ra cãi vã nhỏ.
- Báo tổ dân phố để có hướng hoà giải.
- Nếu thấy vụ việc nghiêm trọng liên quan đến bạo lực thể xác, em sẽ bảo bố mẹ báo công an hoặc tự mình báo công an.
2.
Em sẽ:
- Khuyên bạn nên thử thay đổi bản thân, cố gắng học tập để kết quả tốt cho bố mẹ vui lòng.
- Báo giáo viên để giáo viên tìm hướng giải quyết từ gia đình, thay đổi suy nghĩ của bố mẹ bạn
- Thường xuyên tâm sự với bạn để cho bạn đỡ cô đơn.
- Nếu thấy tình huống bạo lực khiến bạn bị tổn thương nặng về tinh thần hoặc thể xác, em sẽ khuyên bạn nên báo công an. Nếu bạn không báo em sẽ báo cô giáo và công an để tìm hướng giải quyết.
3.
Em sẽ:
- Chỉ ra việc làm của bạn là quá lãng phí.
- Chỉ ra hậu quả của việc lãng phí là:
+ Không quý trọng thành quả lao động của bố mẹ.
+ Tốn tiền dẫn đến tốn kém, khi muốn mua đồ cần thiết thì không có.
+ Hình thành thói quen lãng phí, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống về sau.
- Khuyên bạn nên thực hành tiết kiệm bằng cách:
+ Không mua những đồ gây hại cho sức khoẻ.
+ Bỏ lợn số tiền dư thừa.
+ Học cách kiếm tiền bằng các công việc phù hợp.
+ Lập kế hoạch chi tiêu.
4.
Em sẽ:
- Chỉ ra việc mua sắm nhiều đồ nhưng không dùng, ăn uống lãng phí là việc làm gây hại cho cuộc sống.
- Chỉ ra hậu quả của việc lãng phí là:
+ Không quý trọng thành quả lao động.
+ Tốn tiền dẫn đến tốn kém, khi muốn mua đồ cần thiết thì không có.
+ Hình thành thói quen lãng phí, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Khuyên bạn nên thực hành tiết kiệm bằng cách:
+ Không mua những đồ gây hại cho sức khoẻ.
+ Bỏ lợn số tiền dư thừa.
+ Học cách kiếm tiền bằng các công việc phù hợp.
+ Lập kế hoạch chi tiêu.