Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoa Nguyễn Mỹ

    giúp em từ đầu đến b hình ạ

1.

a. Câu này chắc đề ghi nhầm, biểu thức B thường chỉ tính sau khi rút gọn. Chưa rút gọn phức tạp như vậy thay số sao nổi. Tính A thì đúng hơn.

b.

\(B=\left(\dfrac{2x+1}{\left(\sqrt{x}-1\right)\left(x+\sqrt{x}+1\right)}-\dfrac{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-1\right)}{\left(\sqrt{x}-1\right)\left(x+\sqrt{x}+1\right)}\right).\left(\dfrac{\left(\sqrt{x}+1\right)\left(x-\sqrt{x}+1\right)}{\sqrt{x}+1}-\sqrt{x}\right)\)

\(=\left(\dfrac{x+\sqrt{x}+1}{\left(\sqrt{x}-1\right)\left(x+\sqrt{x}+1\right)}\right).\left(x-2\sqrt{x}+1\right)\)

\(=\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}.\left(\sqrt{x}-1\right)^2=\sqrt{x}-1\)

Bây giờ quay lại câu a, \(x=7-\sqrt{48}=\left(2-\sqrt{3}\right)^2\Rightarrow B=\sqrt{\left(2-\sqrt{3}\right)^2}-1=3-\sqrt{3}\)

c.

\(P=A+B=\dfrac{2-2\sqrt{x}}{\sqrt{x}}+\sqrt{x}-1=\dfrac{2}{\sqrt{x}}+\sqrt{x}-3\)

P nguyên khi \(\sqrt{x}\) nguyên đồng thời \(\dfrac{2}{\sqrt{x}}\) nguyên

\(\Rightarrow\sqrt{x}=Ư\left(2\right)=\left\{1;2\right\}\) (do \(\sqrt{x}>0\))

\(\Rightarrow x=\left\{1;4\right\}\)

II.1

Gọi giá niêm yết của 1 cái bàn ủi là x ngàn đồng (0<x<850)

Giá niêm yết của 1 cái quạt điện là \(850-x\) ngàn đồng

Số tiền được giảm khi mua bàn ủi: \(10\%.x=0,1x\) (ngàn đồng)

Số tiền được giảm khi mua quạt điện: \(\left(850-x\right).20\%=0,2\left(850-x\right)\) (ngàn đồng)

Do anh được giảm 125 ngàn khi mua 2 sản phẩm nên ta có pt:

\(0,1x+0,2\left(850-x\right)=125\)

\(\Leftrightarrow-0,1x=-45\)

\(\Leftrightarrow x=450\) ngàn đồng

Vậy chênh lệch giá của mỗi chiếc bàn ủi là \(0,1.450=45\) ngàn đồng và của quạt điện là \(0,2.\left(850-x\right)=80\) ngàn đồng

III.1

Đặt \(\left|x+1\right|=z\) ta được:

\(\left\{{}\begin{matrix}z+y=6\\z=4y-4\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}z+y=6\\z-4y=-4\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}5y=10\\z=6-y\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=2\\z=4\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=2\\\left|x+1\right|=4\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=2\\\left[{}\begin{matrix}x+1=4\\x+1=-4\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=2\\\left[{}\begin{matrix}x=3\\x=-5\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)

Vậy hệ có 2 nghiệm: \(\left(x;y\right)=\left(3;2\right);\left(-5;2\right)\)

IV.

a.

Do AB, AC là các tiếp tuyến \(\Rightarrow\) \(\widehat{ABO}=\widehat{ACO}=90^0\)

\(\Rightarrow B,C\) cùng nhìn AO dưới 1 góc vuông nên ABOC nội tiếp

b.

Theo t/c hai tiếp tuyến cắt nhau có \(AB=AC\)

Đồng thời \(OB=OC=R\)

\(\Rightarrow AO\) là trung trực BC \(\Rightarrow AO\) vuông góc BC tại H và H là trung điểm BC

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OAB với đường cao BH:

\(AB^2=AH.AO\) (1)

Xét hai tam giác ABM và ANB có:

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{BAM}-chung\\\widehat{ABM}=\widehat{ANB}\left(\text{cùng chắn BM}\right)\end{matrix}\right.\) 

\(\Rightarrow\Delta ABM\sim\Delta ANB\left(g.g\right)\Rightarrow\dfrac{AB}{AN}=\dfrac{AM}{AB}\)

\(\Rightarrow AB^2=AM.AN\) (2)

(1);(2) \(\Rightarrow AM.AN=AH.AO\)

c.

Theo t/c hai tiếp tuyến cắt nhau ta có AO là phân giác góc \(\widehat{BAC}\) (3)

Theo cmt, AO là trung trực BC, mà I thuộc AO \(\Rightarrow IB=IC\)

\(\Rightarrow\Delta IBC\) cân tại I \(\Rightarrow\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)

Lại có \(\widehat{ICB}=\widehat{ABI}\) (cùng chắn BI)

\(\Rightarrow\widehat{IBC}=\widehat{ABI}\)

\(\Rightarrow BI\) là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\) (4)

(3);(4) \(\Rightarrow I\) là giao điểm 2 đường phân giác trong tam giác ABC nên I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC

V.

\(\left\{{}\begin{matrix}x^2+3y-6x=0\\9x^2-6xy^2+y^4-3y+9=0\end{matrix}\right.\)

Cộng vế với vế:

\(\Rightarrow9x^2-6xy^2+y^4+x^2-6x+9=0\)

\(\Leftrightarrow\left(3x-y^2\right)^2+\left(x-3\right)^2=0\)

Mà \(\left\{{}\begin{matrix}\left(3x-y^2\right)^2\ge0\\\left(x-3\right)^2\ge0\end{matrix}\right.\) ; \(\forall x;y\)

Nên đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:

\(\left\{{}\begin{matrix}3x-y^2=0\\x-3=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y^2=3x\\x=3\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y^2=9\\x=3\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left[{}\begin{matrix}y=3\\y=-3\end{matrix}\right.\\x=3\end{matrix}\right.\)

Thế vào pt \(x^2+3y-6x=0\) thấy chỉ có \(\left\{{}\begin{matrix}x=3\\y=3\end{matrix}\right.\) thỏa mãn

Vậy hệ có nghiệm duy nhất \(\left(x;y\right)=\left(3;3\right)\)

II.2

Gọi bán kính đáy của hình trụ là R (cm) với R>0

Chiều cao hình trụ là: \(h=2R\) (cm)

Diện tích toàn phần của hình trụ là:

\(2\pi R^2+2\pi R.h=6\pi R^2\)

Do diện tích toàn phần là \(48\pi\left(cm^2\right)\) nên ta có pt:

\(6\pi R^2=48\pi\Rightarrow R=2\sqrt{2}\left(cm\right)\)

Chiều cao trụ là: \(h=2R=4\sqrt{2}\left(cm\right)\)

Thể tích trụ là:

\(V=\pi R^2.h=\pi.\left(2\sqrt{2}\right)^2.4\sqrt{2}=32\pi\sqrt{2}\left(cm^3\right)\)

III.2

a.

Ta có: \(\Delta=\left(-3\right)^2-4\left(-m^2+1\right)=4m^2+5>0;\forall m\)

\(\Rightarrow\) Pt luôn có 2 nghiệm pb với mọi m

b.

Theo hệ thức Viet: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=3\\x_1x_2=-m^2+1\end{matrix}\right.\)

Áp dụng BĐT trị tuyệt đối ta có:

\(\left|x_1\right|+2\left|x_2\right|=\left|x_1\right|+\left|x_2\right|+\left|x_2\right|\ge\left|x_1+x_2\right|+\left|x_2\right|=3+\left|x_2\right|\)

Mà \(\left|x_1\right|+2\left|x_2\right|=3\)

\(\Rightarrow3\ge3+\left|x_2\right|\Rightarrow\left|x_2\right|\le0\)

\(\Rightarrow\left|x_2\right|=0\Rightarrow x_2=0\)

Thế vào \(x_1x_2=-m^2+1\Rightarrow-m^2+1=0\)

\(\Rightarrow m=\pm1\)

Hình vẽ:

loading...


Các câu hỏi tương tự
Hoa Minh Ngọc
Xem chi tiết
Fun Mega
Xem chi tiết
Hằng Phan
Xem chi tiết
Bạch Cú
Xem chi tiết
Ngọc Anh
Xem chi tiết
Ace Portgas D.
Xem chi tiết
Tiểu Anh
Xem chi tiết
Từ Liễu
Xem chi tiết
Hoàng Kiều Quỳnh Anh
Xem chi tiết
angela nguyễn
Xem chi tiết