Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) cho mỗi trường hợp sau:
a) Cho bột KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
b) Cho vài mẩu Cu vào dung dịch HCl rồi sục khí O2 liên tục vào.
c) Cho NaBr vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
d) Cho hồ tinh bột vào dung dịch NaI sau đó sục khí Cl2 tới dư vào
a) Cho bột KMnO4 vào dung dịch HCl đặc: bột tan nhanh dung dịch mất màu thuốc tím và có khí \(Cl_2\) vàng lục độc thoát ra.
PTHH: \(2KMNO_4+16HCl_đ\rightarrow2KCl+2MnCl_2+5Cl_2+8H_2O\)
b) Cho vài mẩu Cu vào dung dịch HCl rồi sục khí O2 liên tục vào: dung dịch dần chuyển màu xanh lam.
PTHH: \(Cu+\dfrac{1}{2}O_2\rightarrow CuO\)
\(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)
c) Cho NaBr vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng: tạo dung dịch màu đỏ nâu đồng thời có khí \(SO_2\) độc mùi hắc thoát ra.
PTHH: \(NaBr+H_2SO_4\rightarrow HBr+NaHSO_4\)
\(2HBr+H_2SO_4\rightarrow Br_2+SO_2+2H_2O\)
d) Cho hồ tinh bột vào dung dịch NaI sau đó sục khí Cl2 tới dư vào: xuất hiện dung dịch màu vàng nâu do \(Cl_2\) oxit hóa NaI thành I2 tan trong nước, sau đó dung dịch vàng nâu chuyển thành màu xanh do I2 tác dụng với hồ tinh bột. Sau cùng, Cl2 dư sục liên tục nên dung dịch bị mất màu.
PTHH:
\(Cl_2+2NaI\rightarrow I_2+2NaCl\)
\(Cl_2+H_2O\rightarrow HCl+HClO\)