So sánh phương thức, tổ chức chiến đấu chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn và các cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân trong giai đoạn 1882- 1884?
A. Phương thứ chiến đấu của quan quân triều đình và quần chúng nhân dân đều rập khuôn, lạc hậu khó thành công.
B. Phương thức chiến đấu của quan quân Triều đình thì rập khuôn, cứng nhắc, thiếu sáng tạo. Nhân dân thì linh hoạt đa dạng, phong phú về phương thức tổ chức đánh Pháp.
C. Phương thức chiến đấu của quan quân Triều đình và quần chúng nhân dân đều sáng tạo, độc đáo, phong phú.
D. Phương thức chiến đấu của nhân dân thì rập khuôn, cứng nhắc, thiếu sáng tạo; quan quân Triều đình thì linh hoạt, đa dạng, phong phú về phương thức tổ chức đánh Pháp.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì sao?
A. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động.
B. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân.
C. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo
Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Mang tính tự phát.
B. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh.
C. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào.
D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh.
Thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là
A. thỏa hiệp với Pháp để được hưởng quyền lợi.
B. có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
C. tham gia cách mạng hăng hái nhất.
D. ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp.
Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào?
A. Tầng lớp tư sản mại bản.
B. Tầng lớp tư sản dân tộc
C. Giai cấp tư sản
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có các giai cấp cơ bản là
A. Công nhân và nông dân.
B. địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.
C. địa chủ phong kiến, tư sản, nông dân.
D. địa chủ phong kiến và nông dân.
Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954)?
A. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954
B. Việt Bắc thu – đông 1947.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954)?
A. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954
B. Việt Bắc thu – đông 1947
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950
Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam"?
A. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
B. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo
C. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam
D. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiên tranh thế giới thứ nhất.