Nguyễn Ngọc Quỳnh

“Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
(SGK Ngữ văn 6 tập 1- Chân trời sáng tạo, trang 22)

        Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn.

        Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì?

Câu 3: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?
Câu 4:
        a).Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì?
b) Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
c) Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân em.

mọi người giúp với ạ!!

ng.nkat ank
2 tháng 11 2021 lúc 14:49

Câu 1 : Nội dung nói về việc cậu bé Gióng thành tráng sĩ rồi đi đánh giặc

Câu 2 : Tráng sĩ là người có chí khí mạnh mẽ . Từ cậu bé được thay thành tráng sĩ có ý nghĩa : Cậu bé đã lớn nhanh như thổi và có chí khí mạnh mẽ

Câu 3 : Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang.

Câu 4 : 

a) Có ý nghĩa rằng : Người dân biết ơn Thánh Gióng và hàng năm mở hội Gióng lập đền thờ cho ông để ghi nhớ công ơn 

b)Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.

c) Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

Nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Tuấn Trương Quốc
Xem chi tiết
Tuấn Trương Quốc
Xem chi tiết
Tuấn Trương Quốc
Xem chi tiết
Tuấn Trương Quốc
Xem chi tiết
Tuấn Trương Quốc
Xem chi tiết