Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đức Anh Gamer

Giả sử n e N* và \(n^2+n+3\)là số ngtố. C/m n chia 3 dư 1 và \(7n^2+6n+2017\) không là số chính phương

Đặng Ngọc Quỳnh
28 tháng 9 2020 lúc 18:46

Vì n là số nguyên dương nên \(n^2+n+3>3\). Gọi r là số dư khi chia n cho 3, \(r\in\left\{0,1,2\right\}\). Nếu r=0 hoặc r=2 thì \(n^2+n+3⋮3\)

Mẫu thuẫn với giả thiết \(n^2+n+3\)là số nguyên tố. Do đó r=1 hay n chia 3 dư 1. Khi đó \(7n^2+6n+2017\)chia 3 dư 2. Mà 1 số chính phương có số dư khi chia cho 3 là 0 hoặc 1 nên => đpcm

Khách vãng lai đã xóa
๓เภђ ภوยץễภ ђảเ
28 tháng 9 2020 lúc 19:17

Ta có \(n\inℕ^∗\Rightarrow n\equiv0;1;2\left(mod3\right)\left(1\right)\) 

Nếu \(n\equiv0\left(mod3\right)\Rightarrow n^2+n+3\equiv0\left(mod3\right)\) mà  \(n^2+n+3>3\forall n\inℕ^∗\)

=> \(n^2+n+3\) là hợp số ( mâu thuẫn )

=> \(n\equiv0\left(mod3\right)\) (loại)  (2)

Nếu \(n\equiv2\left(mod3\right)\Rightarrow n^2+n+3\equiv9\equiv0\left(mod3\right)\) mà  \(n^2+n+3>3\forall n\inℕ^∗\)

=> \(n^2+n+3\) là hợp số ( mâu thuẫn )

=> \(n\equiv2\left(mod3\right)\)( loại)   (3)

Từ (1);(2);(3) => \(n\equiv1\left(mod3\right)\) 

Hay n chia 3 dư 1

Với \(n\equiv1\left(mod3\right)\) ta có

\(7n^2+6n+2017\equiv2030\equiv2\left(mod3\right)\) 

=> \(7n^2+6n+2017\) chia 3 dư 2

Lại có : Một số chính phương bất kì khi chia cho 3 dư 0 hoặc dư 1 (5)

Từ (4);(5) => \(7n^2+6n+2017\) không phải là số chính phương (đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Gia Lâm
Xem chi tiết
trâm trần
Xem chi tiết
Đối tác
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Lương
Xem chi tiết
29 Phúc Hưng
Xem chi tiết
Xem chi tiết
gấukoala
Xem chi tiết
PHẠM PHƯƠNG DUYÊN
Xem chi tiết
Hui
Xem chi tiết