VN:được đem ra đặt ở giữa phòng
VN:được đem ra đặt ở giữa phòng
Ngụ ngôn về ngọn nến
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng giữa ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: "Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất!". Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.
Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: "Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế mà chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?". Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.
Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: "Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?". Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: "Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu". Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.
Bởi vì nó là ngọn nến.
(Theo Internet)
Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?
A.Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp.
B.Vì ngọn nến thấy mình được mọi người trầm trồ, khen ngợi.
C.Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích.
Ngụ ngôn về ngọn nến
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng giữa ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: "Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất!". Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.
Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: "Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế mà chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?". Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.
Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: "Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?". Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: "Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu". Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.
Bởi vì nó là ngọn nến.
(Theo Internet)
Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt phụt đi?
A.Vì những dòng sáp cháy nóng quá, nến không chịu được.
B.Vì nến không muốn bị gió thổi tắt.
C.Vì nến sợ mình cứ cháy mãi sẽ tàn và chịu thiệt thòi.
Câu 5: Gạch chân dưới các từ láy có trong câu sau:
Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cu tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
Câu 6: Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ và hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu:
Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.
Câu 7: Câu : Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
Thuộc kiểu câu ………. ……………………
Câu 8: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê - những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Dấu gạch ngang có tác dụng: …………………….........................................
Câu 9 : Đặt một câu kiểu câu kể Ai là gì? nói về một loài hoa mà em biết
......................................................................................................................
Gạch chân dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Dùng gạch chéo phân tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu tìm được.
Bà ngoại tôi nuôi một con mèo vàng. Nó tên là Ngố. Nó mới được một tuổi rưỡi nhưng lớn lắm. Nó ăn cơm với cá kho nhạt. Chủ nhật vừa rồi, cả nhà ăn bún chả. Không có cơm, bà cho nó cá kho với bún. Nó liếm sạch bát như lau như li. Xem ra nó khôn thật, chẳng ngố chút nào đâu! Ngố thường chạy cuống quýt trước tôi. Nó đang tập bắt chuột nữa đấy.
Tìm những câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu vừa tìm được. (Có thể dùng thêm dấu gạch chéo / để phân tách bộ phận của chủ ngữ và vị ngữ) Đến gần trưa, các bạn con vui vẻ chạy lại. con khoe với các bạn về bông hoa. Nghe con nói, bạn nào cũng náo nức muốn được xem ngay tức khắc. Con dẫn các bạn đe4én nơi bông hồng đang ngủ. Con vạch lá tìm bông hồng. Các bạn đều chăm chú như nín thở chờ bông hồng thức dậy.
Gạch chân dưới bộ phận chỉ trạng ngữ trong câu sau:
Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.
gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu sau; trên sân trường những bồn hoa mười giờ nở rực rỡ;
Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ và hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của câu sau và cho biết đó là kiểu kể gì ?
Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái
Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ có trong câu sau:
Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ.