Tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII:
- Tầng lớp thống trị:
+ Vua, chúa, quan lại: đục khoét nhân dân.
+ Địa chủ, cường hào: lấn chiếm ruộng đất của nông dân, cầm bán ruộng đất công.
- Tầng lớp bị trị:
+ Nông dân: Hàng chục vạn người chết đói, những người còn sống sót phải bỏ làng quê đi phiêu tán khắp nơi.
+ Thương nhân, thợ thủ công: vì các loại thuế sản phẩm, hàng hóa nặng nề không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp.
- Mâu thuẫn xã hội: giữa tầng lớp thống trị và bị trị ngày càng trở nên gay gắt. Nhiều nơi, nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
Tình hình xã hội ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
- Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó” và khét tiếng tham nhũng.
- Nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế.
- Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…
=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy đấu tranh.