Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Taru-sama

Em hãy nêu tác giả,tác phẩm của bài Bài học đường đời đầu tiên,sông nước Cà Mau.

Help me=33

Tử Nguyệt Hàn
23 tháng 9 2021 lúc 13:26

Bài học đường đời đầu tiên
tác giả Tô Hoài (1920 - 2014)

- Tên khai sinh: Nguyễn Sen

- Quê quán:

Sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) - làm nghề thủ côngLớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Bút danh: Tô Hoài được tạo nên bởi 2 địa danh có ý nghĩa với cuộc đời ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Cuộc đời: từ khi còn là thanh niên ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn..., cũng có những lúc ông phải chịu cảnh thất nghiệp.

- Sự nghiệp văn chương:

Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nhanh chóng được công chúng chú ý đếnÔng có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí...

- Tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài. 1941)O chuột (tập truyện ngắn, 1942)Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1853)...

- Phong cách viết: tôn trọng sự thật trong đề tài, nội dung, sáng tác kết hợp với lối trần thuật tài hoa, vốn từ linh hoạt, các sáng tác của ông đều có sự kết hợp với các vùng miền khác nhau tạo nên nét sống động, hấp dẫn.

- Giải thưởng: năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
 

tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí”

- Dế Mèn phiêu lưu kí:

Được in lần đầu năm 1941 - là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.Dung lượng: 10 chươngNội dung: kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé

2. Thể loại

- Bài học đường đời đầu tiên thuộc thể loại kí, nhưng về bản chất vẫn là một "tiểu thuyết đồng thoại" được sáng tạo chủ yếu bằng yếu tố tưởng tượng và nhân hóa.

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Trong đó PTBĐ chính là tự sự

4. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất, xưng "tôi"

- Tác dụng của việc dùng ngôi thứ nhất để kể chuyện: làm tăng thêm ý nghĩa của biện pháp nhân hóa đã được dùng lên Dế Mèn, khiến Dế Mèn như là một con người biết suy nghĩ và có hành động cụ thể đang tự miêu tả, tự kể về cuộc đời mình. Từ đó làm cho câu chuyện trở nên thân mật hơn, gần gũi hơn.

 

 

nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 13:27

Bài học đường đời đầu tiên: Tô Hoài.

Sông nước Cà Mau: Đoàn Giỏi

Tử Nguyệt Hàn
23 tháng 9 2021 lúc 13:27
I. Đôi nét về tác giả: Đoàn Giỏi (1925 - 1989)

- Quê quán: Châu Thành, Tiền Giang

- Bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lê, tuy nhiên ông thường dùng tên thật của mình (Đoàn Giỏi) hơn.

- Cuộc đời:

Những năm tháng chống Pháp, ông công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin văn nghệ ở miền NamSau chiến tranh chống Pháp ông tập kết ra BắcTừ năm 1955 ông chuyển sang làm sáng tác và biên tập sách báo.Giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa I, II, III

- Sự nghiệp văn chương:

Ông viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân PhápĐề tài sáng tác: thường viết về thiên nhiên và con người Nam BộĐối tượng hướng đến: chủ yếu là các em thiếu nhiTác phẩm tiêu biểu: Những dòng thư máu Nam Kì (kí, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười (kịch thơ, 1949), Cá bống mú (truyện, 1946), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957)...II. Đôi nét về tác phẩm Sông nước Cà Mau

1. Xuất xứ

- Văn bản Sông nước Cà Mau (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam.

- Truyện Đất rừng phương Nam được sáng tác năm 1957 - là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.

(Đôi nét về Đất rừng phương Nam: Truyện kể về quãng đời lưu lạc của bé An - nhân vật chính - tại vùng đất rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc phiêu lưu của An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống con người ở vùng đất cực Nam của tổ quốc. Đất rừng phương Nam đem đến cho bạn đọc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đối với thiên nhiên và con người vùng đất ấy)

2. Thể loại

- Tiểu thuyết

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Trong đó PTBĐ chính là miêu tả

4. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất (bé An)

 

- Tác dụng: bé An vừa là nhân vật chính vừa là người kể chuyện, đem những gì xảy ra xung quang mình, đã mắt thấy tai nghe để kể với độc giả làm tăng sự tin cậy, thuyết phục, chân thực, hấp dẫn của hình ảnh trong tác phẩm.


Các câu hỏi tương tự
Taru-sama
Xem chi tiết
ptcsqb6a_ nguyengiabao
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Hải Anh
Xem chi tiết
Mai Ngọc Hà
Xem chi tiết
tran thai vinh
Xem chi tiết
Blink
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Hải Anh
Xem chi tiết