Cho dữ liệu sau: Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải thay đổi ….. mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải ….. từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế.
Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống.
A. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ... toàn diện về kinh tế.
B. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ... toàn diện và đồng bộ.
C. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ... đồng bộ về kinh tế.
D. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ... toàn diện về chính trị.
Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian phát triển của các nước Tây Âu sau năm 1945.
1. Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
2. Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước Tây Âu đã phục hồi và phát triển trở lại.
3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.
4. Giống như Mĩ, Nhật Bản Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
A. 4, 1, 3 ,2.
B. 1, 2, 4, 3.
C. 3, 1, 4, 2.
D. 1, 3, 4, 2.
Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là:
A. Xúc tiến các hoạt động thương mại
B. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
C. Khuyến khích người dân tiêu dùng.
D. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế Mĩ sau khủng hoảng là
A. Cả ba đạo luật về ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp.
B. Đạo luật về ngân hàng.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12-1986) là gì?
A. Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN.
C. Mở rộng quan hệ với Mỹ.
D. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Sai lầm lớn nhất của Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ, điều chỉnh sự phát triển kinh tế và trở thành bài học đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là gì?
A. Chỉ lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, không coi trọng cải tổ bộ máy nhà nước.
B. Thực hiện đa nguyên đa đảng (cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động).
C. Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, gần gũi với phương Tây.
D. Thiếu dân chủ, công khai và đàn áp nhân dân biểu tình.
Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?
A. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
B. Truyền thống văn hoá tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.
C. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.
D. Nhờ cải cách ruộng đất.
Vấn đề quan trọng nhất trong đổi mới kinh tế của Đảng là gì?
A. Xóa bỏ cơ chế kinh tế quản lý tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
B. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Mở rộng kinh tế đối ngoại.
D. Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu
Ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là do
A. dịch vụ thú y chưa phát triển
B. cơ sở thức ăn chưa ổn định
C. công nghiệp chế biến chưa phát triển.
D. nhu cầu về thực phẩm chăn nuôi chưa cao.