ĐỖ MINH Ngọc

Dựa vào 4 câu thơ đầu con hãy cho biết cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào?

Lấp La Lấp Lánh
28 tháng 9 2021 lúc 13:26

Tham khảo:

Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:

 Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá, lá chen hoa Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ "bóng xế tà". Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mắt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ "chen" dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là "tiều vài chú". Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang. Việc sử dụng hai từ láy "lom khom" và "lác đác" vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hàn Dương Mộc
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
rodanhinho
Xem chi tiết
Phạm Hương Trang
Xem chi tiết
doraemon
Xem chi tiết
Gia An
Xem chi tiết
Vicky Lee
Xem chi tiết
trinh gia huy
Xem chi tiết
ha nguyen thi
Xem chi tiết