Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen hoang long

đưa lại vì mãi ko thấy ai trl

Câu 1. Hãy trình bày nguyên nhân thực dân pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của phong trào
Cần Vương.
Câu 3 Trình bày hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩaYên Thế? ( Nguyên nhân
bùng nổ, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa).

Long Sơn
30 tháng 3 2022 lúc 20:36

Tham khảo

1. 

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

Đức Good Boy
30 tháng 3 2022 lúc 20:36

mk biết nhưng mà nó dài lắm ngại viết

mà trong sgk lịch sử 8 cx có mà bn mở r xem nhé

 

TV Cuber
30 tháng 3 2022 lúc 20:38

refer

1. 

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

2.

Nguyên nhân:Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻHàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.

Diễn biến:Đêm 30/10/1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt trong lúc mọi người đang ngủ say. Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra sức dụ dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối quyết liệt. Không mua chuộc được vua Hàm nghi thực dân Pháp quyết định đưa vua Hàm Nghi đi đày tại Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi (châu Phi), các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi tiếng súng cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.

Kết quả:Thất bại.

Ý nghĩa:

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896.

3.

1. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.

Lược đồ căn cứ Yên Thế

Mục 2

2. Diễn biến:

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913)

Mục 3

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp



 

 

Long Sơn
30 tháng 3 2022 lúc 20:47

2. 

Nguyên nhân: Do vua Hàm Nghi đưa ra chiều Cần Vương (giúp vua cứu nước)

Diễn biến (Tham khảo) :Đêm 30/10/1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt trong lúc mọi người đang ngủ say. Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra sức dụ dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối quyết liệt. Không mua chuộc được vua Hàm nghi thực dân Pháp quyết định đưa vua Hàm Nghi đi đày tại Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi (châu Phi), các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi tiếng súng cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.

3. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì và khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.

Tham khảo

 

Diễn biến:

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

 


Các câu hỏi tương tự
nguyen hoang long
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vy
Xem chi tiết
hoàng quang huy
Xem chi tiết
NGUYEN ANH HIEU
Xem chi tiết
mẫn mẫn
Xem chi tiết
Khánh Hoàng
Xem chi tiết
Nam Nguyễn Trọng
Xem chi tiết
Ly Thảo
Xem chi tiết
Phạm Trung Sơn
Xem chi tiết