Năm 1788, quân Thanh mượn cớ sang giúp nhà Lê, chiếm thành Thăng Long, âm mưu đô hộ nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
Tôi cũng là một trong số những người quân ấy.
Tôi nhớ rất rõ, ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1788), chúng tôi gồm 20 vạn quân do vua Quang Trung chỉ huy ra đến Tam Điệp ( Ninh Bình ). Chúng tôi được lệnh ăn tết trước, rồi chia thành 5 đạo tiến về phía Thăng Long .
Chủ tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị biết được tin đó nhưng có ý khinh thường.
Đêm mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu ( 1789), chúng tôi kéo tới sát đồn Hà Hồi ( cách Thăng Long 20km) mà giặc không hề hay biết.
Vào lúc nửa đêm, chúng tôi vây kín đồn Hà Hồi, Quang Trung bắc loa gọi. Chúng tôi đồng thanh dạ rầm trời. Quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng.
Mờ sáng ngày mồng 5, chúng tôi tấn công đồn Ngọc Hồi. Đạn của quân Thanh bắn ra như mưa. Vua Quang Trung cho ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm rấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy. Tới sát cửa đồn, chúng tôi bỏ lá chắn xông vào như vũ bão, đánh giết dữ dội. Quân giặc chết nhiều vô kể.
Đồn Ngọc Hồi bị mất, tàn quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long, bị quân ta phục kích tiêu diệt. Cùng lúc đó, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa ( Hà Nội). Tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Xác lính giặc chất thành gò đống.
Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, hoảng sợ bỏ cả ấn tín chạy qua cầu sông Hồng về Bắc. Quân Thanh tranh nhau qua cầu. Cầu gãy sập. Nhiều tên rơi xuống sông chết đuối. Quân ta toàn thắng.
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 5 tết, ở gò Đống Đa, dân ta tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
Hôm nay trăng sáng quá, mấy đứa cháu vẫn chưa chịu đi ngủ, chúng còn đang mải chơi đánh trận giả ngoài sân. Tiếng reo hò, cổ vũ của chúng như đánh thức trong tôi những kí ức đẹp của một thời theo đội quân Tây Sơn bách chiến bách thắng, nhất là chiến công đại phá quân Thanh do chính Quang Trung chỉ huy.
Thời trai trẻ , tôi sống ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Mùa xuân 1771, đất Tây Sơn sôi động với sự phất cờ khởi nghĩa, lật đổ Trương Phúc Loan, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tôi cũng đầu quân vào nghĩa quân Tây Sơn. Có thể nói chiến công của quân Tây Sơn là do Nguyễn Huệ -một vị tướng tài ba, dáng cao lớn, tóc xoăn, mắt như chớp sáng, giọng nói sang sảng như tiếng chuông. Khi vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc, Nguyễn Nhạc xưng đế , còn Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương. tôi được phân công vào đội lính hầu cận bảo vệ ngài và chứng kiến được tài năng của bậc anh hùng trong sự nghhiệp bảo vệ đất nước.
Ngày 24 tháng mười một năm Mậu Thân, nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ giận lắm họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng những người đến họp đã đều nói ngài nên chính vị hiệu để yên lòng dân rồi cất quân ra Bắc. Nên ngày 25 tháng Chạp, Bắc Bình đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân.
Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung đến Nghệ An, bàn việc quân với Nguyễn Thiếp. Nghe Nguyễn Thiếp nói không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan, vua mừng lắm, bèn cho tuyển lính, duyệt binh,rồi ra lời phủ dụ động viên tướng sĩ. Tất cả mọi người trong đó có tôi đều lấy làm xúc động, tinh thần thêm hăng hái tự tin trước cuộc chiến sắp đến dù quân địch lên đến hai mươi vạn.
Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung đến Tam Điệp, tha tội chết cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về tội chưa đánh trận nào đã rút quân bởi họ chỉ hạng võ biền. Quang Trung biết đó là kế sách của Ngô Thì Nhậm nhằm bảo toàn lực lượng, trấn giữ nơi hiểm yếu, làm giặc kiêu ngạo, chủ quan tạo điều kiện cho quân Tây Sơn giành thế chủ động tấn công bất ngờ. Ngài còn dự tính sau chiến thắng sẽ cử Ngô Thì Nhậm sang thương thuyết với nhà Thanh để nuôi dưỡng lực lượng, xây dựng đất nước vững mạnh. Rồi vua mở tiệc khao quân. Tối 30, cả năm đạo quân lên đường tiến ra Bắc.Sau đó ông chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào tây Thăng Long và yểm trở cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang - Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Khi tiến thẳng đến thành Thăng Long, để giữ sức cho quân lính chiến đấu, ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người nằm ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt đêm.
Khi quân Tây Sơn đến sông Thanh Quyết, Quang Trung cho bắt hết quân do thám đang chạy trốn nên bọn giặc ở Hà Hồi, Ngọc Hồi không hề biết gì cả.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cho vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran để hưởng ứng như có vạn người. Quân giặc trong đồn sợ hãi, xin hàng.Quân Tây Sơn thu hết lương thực, khí giới.
Ở trận đánh đồn Ngọc Hồi, tôi thấy Nguyễn Huệ rất cẩn trọng. Tối mùng bốn, tôi cùng nhóm trực gác bảo vệ vua, tôi thấy ngài vẫn thao thức cả đêm. Đồn lũy Ngọc Hồi được xây dựng kiên cố, xung quanh đều được cắm chông sắt và chôn địa lôi.Để chuẩn bị đánh đồn Ngọc Hồi, vua Quang Trung truyền lấy sáu mươi tấm ván, cứ ba tấm ghép thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, được hai mươi bức. Rồi kén lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ "nhất". Vua Quang Trung cưỡi voi đi thúc,, đội chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vua mà giờ đây cũng trở thành những người lính xông vào trận đánh theo hiệu lịnh của ngài.Mờ sáng mùng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn, chẳng trúng ai. Nhân có gió bắc, chúng dùng ống phun khói lửa nhằm làm quân Tây Sơn rối loạn. Nhưng trời bỗng trở gió nam, làm cho quân Thanh rối loạn hàng ngũ. Quang Trung liền chỉ huy đội khiêng ván vừa che vừa xông lên. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống, ai nấy dùng dao ngắn chém bừa, những người cầm gươm giáo theo sau đều nhất tề xông lên hiệp lực. Cùng lúc đó, đạo quân thứ hai và thứ ba tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
Trận tấn công thành Thăng Long, Quang Trung bày thế gọng kìm, cho đạo quân thứ tư bày thế nghi binh ở hướng đông. Quân Thanh sợ hãi tìm đường tắt thì gặp đạo quân thứ năm. Chúng vội lùi về đầm Mực, làng Quỳnh Đô thì bị quân Tây Sơn cho voi giày chết. Giữa trưa mùng năm tết, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. Nói về Tôn Sĩ khi nghe tin Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, hắn sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp dẫn bọn lính kị mã bỏ chạy về hướng bắc. Quân Thanh nghe tin, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu. Cầu đứt, quân Thanh rơi xuống nước đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn. Vua Lê Chiêu Thống và bọn tùy tùng bỏ chạy trốn sang Trung Quốc.
Chiến công đại phá quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù cho quân Thanh có hai mươi vạn nhưng với tài cầm quân lỗi lạc của Nguyễn Huệ, với lòng yêu nước thiết tha và sự đoàn kết của các tướng sĩ, đội quân Tây Sơn đã làm nên kì tích. Lúc vua mất, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, những người lính như tôi sau một thời gian bị bắt được thả về quê Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãitrong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông,đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha trận mạc:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!
Hàng vạn chiến binh áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Chiến công giữ nước này càng hiển hách khi vừa đúng dịp đầu xuân và đúng vào thời thịnh trị của Càn Long. Cho đến nay, cuộc hành quân thần tốc của đội quân bách thắng ấy vẫn là một bí mật huyền ảo trong sử sách...
Hàng vạn chiến binh áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. |
Võ công hiển hách trong năm Dậu
Trong cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh chỉ trong khoảng 5 ngày từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân (tức ngày 25/1/1789 dương lịch) đến chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789), quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng đất nước. Tuy nhiên cho đến nay, cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long của vua Quang Trung vẫn đang là một bí mật của lịch sử.
PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Hà Mạnh Khoa, chuyên viên cao cấp của viện Sử học, viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và được ông cung cấp những thông tin về cuộc hành quân thần tốc này.
Theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa, sử liệu thể hiện, kể từ ngày 21/11 năm Mậu Thân (1788) quân Thanh chiếm được kinh thành Thăng Long. Tới ngày 24/11, Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau (25/11) ông lập tức lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi ra lệnh xuất quân. Ngày 29/11, vua Quang Trung kéo quân ra Nghệ An và đến ngày 20/12 (15/1/1789) ông mở hội khao quân tại Tam Điệp, đến ngày 30 tháng Chạp (25/1/1789) tổng tiến công tiêu diệt quân Thanh.
Như vậy, kể từ khi lên ngôi Hoàng đế đến khi tiêu diệt toàn bộ quân Thanh, nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy vừa hành quân vừa đánh giặc trong khoảng thời gian 1 tháng 10 ngày.
Chiến thắng quân Thanh mùa xuân Kỷ Dậu (1789) là đỉnh phát triển cao nhất của phong trào Tây Sơn, chứng tỏ tài năng quân sự của Hoàng đế Quang Trung và sức sống bền bỉ của dân tộc. Đó là một chiến công vô cùng oanh liệt trong lịch sử đấu tranh chống xâm lăng của dân tộc ta, là kết quả của tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân sĩ, với sự tham gia ủng hộ của nhân dân và tài chỉ huy lỗi lạc của vua Quang Trung.
Trong chiến thắng này, ông đã vận dụng chiến lược, chiến thuật rất tài tình, độc đáo, đã phát huy đến cao độ tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân sĩ và triệt để lợi dụng những nhân tố bất ngờ, nắm vững thời cơ, mở một cuộc phản công quyết liệt, thần tốc, không cho quân giặc kịp trở tay đối phó. Chiến thắng này cũng để lại những giá trị vĩnh hằng cho mọi thế hệ hiện tại và tương lai là trong bất kỳ tình huống nào, đoàn kết dân tộc là sức mạnh của mọi thành công và phải luôn đặt lợi ích của dân tộc và đất nước lên hàng đầu.
Bí mật cuộc hành quân thần tốc
Để tìm lý do thành công của cuộc hành quân thần tốc này, có một số thông tin đã đưa ra về cách thức hành quân của quân Tây Sơn. Tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa, các thông tin này tuy chưa được kiểm chứng bằng các nguồn sử liệu có độ tin cậy cao, nhưng có thể nói, đó là ánh xạ được bảo lưu dưới các hình thức để ca ngợi và ghi nhận công lao của một người anh hùng dân tộc, từ đó cũng nói lên quyết tâm của toàn thể dân tộc kiên quyết chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc.
Tượng Vua Quang Trung ở Gò Đống Đa (Hà Nội) được coi là bức tượng đẹp nhất của vị vua này. |
Nói về bí mật cuộc hành quân, theo những nghiên cứu, PGS.TS Mạnh Khoa nghiêng về giả thuyết: “Trước hết trước khi hành quân tiêu diệt quân Thanh, vua Quang Trung đã 2 lần ra Bắc vào năm 1786 và cuối năm 1787. Nhưng với năm Kỷ Dậu, thế và lực của nghĩa quân đã mạnh lên rất nhiều, đặc biệt một lực lượng không nhỏ là quan lại, nho sĩ của Bắc Hà đã hợp tác chặt chẽ ủng hộ nhà vua. Chính vì thế mà vua Quang Trung đã có một kế hoạch hoàn hảo trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống lại quân xâm lược nhà Thanh.
Bốn mươi ngày đường, khoảng cách 1.200 dặm, tổng số quân 10 vạn có 5 vạn từ Huế và 5 vạn tại Thanh Nghệ cùng 300 thớt voi (dùng riêng cho các “ông voi” là loại thú khổng lồ được thuần dưỡng, biên chế như một binh chủng trong quân đội xưa), nếu muốn đến Thăng Long thì 1 ngày phải đi được 30 dặm (tức 48km) và phải đi liên tục không có ngày nghỉ.
Vào thời điểm đó, từ Huế ra Thăng Long chỉ có hai tuyến đường chính: Tuyến Lai Kinh (gần trùng với Quốc lộ 1A hiện nay) và tuyến Thượng Đạo, men theo đồi núi trung du phía Tây, giãn cách với Quốc lộ 1A từ 30 – 40km đến 70 – 80km. Tuyến Lai Kinh có ưu điểm là ngắn hơn, nhưng đó là đường đất và nhiều sông hồ, đầm lầy vậy nên hàng vạn quân binh mã, voi sẽ khó vượt qua để đạt tốc độ 40 – 45km/ngày.
Thêm vào đó, đi tuyến này đại quân sẽ đi qua các vùng có nhiều tai mắt của quân Thanh, chắc rằng quân Thanh sẽ động binh sớm hơn kế hoạch dự định. Có thể khẳng định chắc chắn rằng đại quân, voi và phương tiện chiến tranh không thể nào vận hành theo tuyến Lai Kinh.
Còn với tuyến Thượng Đạo, nhiều sử gia cũng đồng ý với quan điểm, nghĩa quân Tây Sơn hành quân theo con đường này. Tuyến đường này dài hơn một ít so với tuyến Lai Kinh nhưng địa hình đồi núi trung du, chỉ qua sông đầu nguồn và những con suối cạn. Chỉ có vài ba con sông lớn như sông Lam, sông Mã...
Như vậy quân sĩ, voi có thể theo Thượng đạo một cách bí mật thần tốc và đi bình thường 48km hàng ngày suốt 40 ngày đêm không mệt mỏi. Với tuyến Thượng Đạo, vấn đề qua sông suối là dễ dàng, voi đã có thức ăn như chuối rừng và cỏ. Điều quan trọng là quân địch không thể nào phát hiện có sự động binh của vua Quang Trung ra Bắc”.
“Theo một số sử sách triều Lê ghi lại, khi tiến quân ra Thăng Long đánh quân Thanh, vua Quang Trung đã bày cho quân lính cứ 3 người một tốp, thay phiên cáng nhau đi, thành ra cuộc hành quân dài không phải dừng mà ai nấy đều được nghỉ, do đó quân Tây Sơn hành quân cực kỳ thần tốc. Thêm vào đó, một số giả thuyết cũng đưa ra, quân Tây Sơn đã dùng cáng bằng tre, nứa đan, đến những khúc sông, lấy cáng ra làm thuyền thúng vượt sông, rất hiệu quả, nhất là dịp tháng Chạp miền Bắc, trời rét lạnh căm căm. Ở đây có một vấn đề cần tiếp tục giải mã là tại sao chỉ trong khoảng thời gian trên mà Hoàng đế Quang Trung vừa tuyển quân, vừa hành quân và tổ chức những trận đánh khiến cho quân Thanh trở tay không kịp”, nhà sử học dẫn chứng thêm.
Nói về cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, PGS.TS Mạnh Khoa nhấn mạnh: “Cho đến nay, những thông tin này hoàn toàn bí mật. Nhưng có thể nói đây là một cuộc hành quân thần tốc nhất, một trong những kỳ tích về hành quân và tổ chức đánh giặc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nhưng để làm được điều đó trước hết phải nói đến tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân trước nguy cơ bị quân xâm lược phương Bắc chiếm, dân tộc mất quyền tự chủ, độc lập. Chiến thắng vĩ đại đó không tách rời sự lãnh đạo và tổ chức tài ba của vua Quang Trung”.
Quang Trung – Nguyễn Huệ là người tiêu biểu cho sức sống phi thường của dân tộc, tạo nên tính chất độc đáo của thời đại Quang Trung “áo vải cờ đào” khi nông dân tự mình đứng ra đảm nhiệm sứ mạng cứu nước và dựng nước
- Nguồn: Giả thuyết cuộc hành quân thần tốc của Hoàng đế Quang Trung
Hôm nay trăng sáng quá, mấy đứa cháu vẫn chưa chịu đi ngủ, chúng còn đang mải chơi đánh trận giả ngoài sân. Tiếng reo hò, cổ vũ của chúng như đánh thức trong tôi những kí ức đẹp của một thời theo đội quân Tây Sơn bách chiến bách thắng, nhất là chiến công đại phá quân Thanh do chính Quang Trung chỉ huy.
Thời trai trẻ , tôi sống ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Mùa xuân 1771, đất Tây Sơn sôi động với sự phất cờ khởi nghĩa, lật đổ Trương Phúc Loan, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tôi cũng đầu quân vào nghĩa quân Tây Sơn. Có thể nói chiến công của quân Tây Sơn là do Nguyễn Huệ -một vị tướng tài ba, dáng cao lớn, tóc xoăn, mắt như chớp sáng, giọng nói sang sảng như tiếng chuông. Khi vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc, Nguyễn Nhạc xưng đế , còn Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương. tôi được phân công vào đội lính hầu cận bảo vệ ngài và chứng kiến được tài năng của bậc anh hùng trong sự nghhiệp bảo vệ đất nước.
Ngày 24 tháng mười một năm Mậu Thân, nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ giận lắm họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng những người đến họp đã đều nói ngài nên chính vị hiệu để yên lòng dân rồi cất quân ra Bắc. Nên ngày 25 tháng Chạp, Bắc Bình đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân.
Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung đến Nghệ An, bàn việc quân với Nguyễn Thiếp. Nghe Nguyễn Thiếp nói không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan, vua mừng lắm, bèn cho tuyển lính, duyệt binh,rồi ra lời phủ dụ động viên tướng sĩ. Tất cả mọi người trong đó có tôi đều lấy làm xúc động, tinh thần thêm hăng hái tự tin trước cuộc chiến sắp đến dù quân địch lên đến hai mươi vạn.
Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung đến Tam Điệp, tha tội chết cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về tội chưa đánh trận nào đã rút quân bởi họ chỉ hạng võ biền. Quang Trung biết đó là kế sách của Ngô Thì Nhậm nhằm bảo toàn lực lượng, trấn giữ nơi hiểm yếu, làm giặc kiêu ngạo, chủ quan tạo điều kiện cho quân Tây Sơn giành thế chủ động tấn công bất ngờ. Ngài còn dự tính sau chiến thắng sẽ cử Ngô Thì Nhậm sang thương thuyết với nhà Thanh để nuôi dưỡng lực lượng, xây dựng đất nước vững mạnh. Rồi vua mở tiệc khao quân. Tối 30, cả năm đạo quân lên đường tiến ra Bắc.Sau đó ông chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào tây Thăng Long và yểm trở cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang - Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Khi tiến thẳng đến thành Thăng Long, để giữ sức cho quân lính chiến đấu, ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người nằm ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt đêm.
Khi quân Tây Sơn đến sông Thanh Quyết, Quang Trung cho bắt hết quân do thám đang chạy trốn nên bọn giặc ở Hà Hồi, Ngọc Hồi không hề biết gì cả.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cho vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran để hưởng ứng như có vạn người. Quân giặc trong đồn sợ hãi, xin hàng.Quân Tây Sơn thu hết lương thực, khí giới.
Ở trận đánh đồn Ngọc Hồi, tôi thấy Nguyễn Huệ rất cẩn trọng. Tối mùng bốn, tôi cùng nhóm trực gác bảo vệ vua, tôi thấy ngài vẫn thao thức cả đêm. Đồn lũy Ngọc Hồi được xây dựng kiên cố, xung quanh đều được cắm chông sắt và chôn địa lôi.Để chuẩn bị đánh đồn Ngọc Hồi, vua Quang Trung truyền lấy sáu mươi tấm ván, cứ ba tấm ghép thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, được hai mươi bức. Rồi kén lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ "nhất". Vua Quang Trung cưỡi voi đi thúc,, đội chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vua mà giờ đây cũng trở thành những người lính xông vào trận đánh theo hiệu lịnh của ngài.Mờ sáng mùng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn, chẳng trúng ai. Nhân có gió bắc, chúng dùng ống phun khói lửa nhằm làm quân Tây Sơn rối loạn. Nhưng trời bỗng trở gió nam, làm cho quân Thanh rối loạn hàng ngũ. Quang Trung liền chỉ huy đội khiêng ván vừa che vừa xông lên. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống, ai nấy dùng dao ngắn chém bừa, những người cầm gươm giáo theo sau đều nhất tề xông lên hiệp lực. Cùng lúc đó, đạo quân thứ hai và thứ ba tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
Trận tấn công thành Thăng Long, Quang Trung bày thế gọng kìm, cho đạo quân thứ tư bày thế nghi binh ở hướng đông. Quân Thanh sợ hãi tìm đường tắt thì gặp đạo quân thứ năm. Chúng vội lùi về đầm Mực, làng Quỳnh Đô thì bị quân Tây Sơn cho voi giày chết. Giữa trưa mùng năm tết, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. Nói về Tôn Sĩ khi nghe tin Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, hắn sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp dẫn bọn lính kị mã bỏ chạy về hướng bắc. Quân Thanh nghe tin, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu. Cầu đứt, quân Thanh rơi xuống nước đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn. Vua Lê Chiêu Thống và bọn tùy tùng bỏ chạy trốn sang Trung Quốc.
Chiến công đại phá quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù cho quân Thanh có hai mươi vạn nhưng với tài cầm quân lỗi lạc của Nguyễn Huệ, với lòng yêu nước thiết tha và sự đoàn kết của các tướng sĩ, đội quân Tây Sơn đã làm nên kì tích. Lúc vua mất, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, những người lính như tôi sau một thời gian bị bắt được thả về quê Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãitrong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông,đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha trận mạc:
P/s tham khảo nha
Hôm nay trăng sáng quá, mấy đứa cháu vẫn chưa chịu đi ngủ, chúng còn đang mải chơi đánh trận giả ngoài sân. Tiếng reo hò, cổ vũ của chúng như đánh thức trong tôi những kí ức đẹp của một thời theo đội quân Tây Sơn bách chiến bách thắng, nhất là chiến công đại phá quân Thanh do chính Quang Trung chỉ huy.
Thời trai trẻ , tôi sống ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Mùa xuân 1771, đất Tây Sơn sôi động với sự phất cờ khởi nghĩa, lật đổ Trương Phúc Loan, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tôi cũng đầu quân vào nghĩa quân Tây Sơn. Có thể nói chiến công của quân Tây Sơn là do Nguyễn Huệ -một vị tướng tài ba, dáng cao lớn, tóc xoăn, mắt như chớp sáng, giọng nói sang sảng như tiếng chuông. Khi vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc, Nguyễn Nhạc xưng đế , còn Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương. tôi được phân công vào đội lính hầu cận bảo vệ ngài và chứng kiến được tài năng của bậc anh hùng trong sự nghhiệp bảo vệ đất nước.
Ngày 24 tháng mười một năm Mậu Thân, nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ giận lắm họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng những người đến họp đã đều nói ngài nên chính vị hiệu để yên lòng dân rồi cất quân ra Bắc. Nên ngày 25 tháng Chạp, Bắc Bình đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân.
Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung đến Nghệ An, bàn việc quân với Nguyễn Thiếp. Nghe Nguyễn Thiếp nói không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan, vua mừng lắm, bèn cho tuyển lính, duyệt binh,rồi ra lời phủ dụ động viên tướng sĩ. Tất cả mọi người trong đó có tôi đều lấy làm xúc động, tinh thần thêm hăng hái tự tin trước cuộc chiến sắp đến dù quân địch lên đến hai mươi vạn.
Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung đến Tam Điệp, tha tội chết cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về tội chưa đánh trận nào đã rút quân bởi họ chỉ hạng võ biền. Quang Trung biết đó là kế sách của Ngô Thì Nhậm nhằm bảo toàn lực lượng, trấn giữ nơi hiểm yếu, làm giặc kiêu ngạo, chủ quan tạo điều kiện cho quân Tây Sơn giành thế chủ động tấn công bất ngờ. Ngài còn dự tính sau chiến thắng sẽ cử Ngô Thì Nhậm sang thương thuyết với nhà Thanh để nuôi dưỡng lực lượng, xây dựng đất nước vững mạnh. Rồi vua mở tiệc khao quân. Tối 30, cả năm đạo quân lên đường tiến ra Bắc.Sau đó ông chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào tây Thăng Long và yểm trở cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang - Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Khi tiến thẳng đến thành Thăng Long, để giữ sức cho quân lính chiến đấu, ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người nằm ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt đêm.
Khi quân Tây Sơn đến sông Thanh Quyết, Quang Trung cho bắt hết quân do thám đang chạy trốn nên bọn giặc ở Hà Hồi, Ngọc Hồi không hề biết gì cả.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cho vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran để hưởng ứng như có vạn người. Quân giặc trong đồn sợ hãi, xin hàng.Quân Tây Sơn thu hết lương thực, khí giới.
Ở trận đánh đồn Ngọc Hồi, tôi thấy Nguyễn Huệ rất cẩn trọng. Tối mùng bốn, tôi cùng nhóm trực gác bảo vệ vua, tôi thấy ngài vẫn thao thức cả đêm. Đồn lũy Ngọc Hồi được xây dựng kiên cố, xung quanh đều được cắm chông sắt và chôn địa lôi.Để chuẩn bị đánh đồn Ngọc Hồi, vua Quang Trung truyền lấy sáu mươi tấm ván, cứ ba tấm ghép thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, được hai mươi bức. Rồi kén lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ "nhất". Vua Quang Trung cưỡi voi đi thúc,, đội chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vua mà giờ đây cũng trở thành những người lính xông vào trận đánh theo hiệu lịnh của ngài.Mờ sáng mùng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn, chẳng trúng ai. Nhân có gió bắc, chúng dùng ống phun khói lửa nhằm làm quân Tây Sơn rối loạn. Nhưng trời bỗng trở gió nam, làm cho quân Thanh rối loạn hàng ngũ. Quang Trung liền chỉ huy đội khiêng ván vừa che vừa xông lên. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống, ai nấy dùng dao ngắn chém bừa, những người cầm gươm giáo theo sau đều nhất tề xông lên hiệp lực. Cùng lúc đó, đạo quân thứ hai và thứ ba tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
Trận tấn công thành Thăng Long, Quang Trung bày thế gọng kìm, cho đạo quân thứ tư bày thế nghi binh ở hướng đông. Quân Thanh sợ hãi tìm đường tắt thì gặp đạo quân thứ năm. Chúng vội lùi về đầm Mực, làng Quỳnh Đô thì bị quân Tây Sơn cho voi giày chết. Giữa trưa mùng năm tết, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. Nói về Tôn Sĩ khi nghe tin Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, hắn sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp dẫn bọn lính kị mã bỏ chạy về hướng bắc. Quân Thanh nghe tin, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu. Cầu đứt, quân Thanh rơi xuống nước đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn. Vua Lê Chiêu Thống và bọn tùy tùng bỏ chạy trốn sang Trung Quốc.
Chiến công đại phá quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù cho quân Thanh có hai mươi vạn nhưng với tài cầm quân lỗi lạc của Nguyễn Huệ, với lòng yêu nước thiết tha và sự đoàn kết của các tướng sĩ, đội quân Tây Sơn đã làm nên kì tích. Lúc vua mất, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, những người lính như tôi sau một thời gian bị bắt được thả về quê Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãitrong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông,đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha trận mạc:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!