Dòng nào nêu đúng và đủ yêu cầu sử dụng tiếng Việt về từ ngữ?
A. Dùng đúng hình thức và cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp.
B. Dùng đúng quy cách cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm của tiếng Việt.
C. Dùng đúng ý nghĩa của từ và hình thức cấu tạo của chúng.
D. Dùng đúng cách phát âm các từ ngữ theo chuẩn tiếng Việt.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoan trích sau:
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể loại văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật…).
(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Dòng nào nêu đúng yêu cầu sử dụng tiếng Việt về ngữ pháp?
A. Dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo.
B. Viết câu đúng quy tắc ngữ pháp, dùng đúng dấu câu.
C. Sử dụng đúng các biện pháp tu từ.
D. Viết tiếng Việt đúng theo quy tắc chính tả hiện hành.
Trường hợp nào sau đây mắc lỗi về ngữ âm và chữ viết?
A. Từng dấu bàn chân trâu to lớn để lại trên cát.
B. Vẻ đẹp lộng lẫy của vòng ngọc trân châu rạng ánh ngời.
C. Con châu thắng trận tung hoành trên bãi biển.
D. Chuỗi hạt trân châu này thật đẹp.
Tổng hợp những yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng (SGK).
Dòng nào nêu đúng các phương diện của yêu cầu sử dụng tiếng Việt?
A. Ngữ âm, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, chính tả.
B. Ngữ âm và chữ viết, phong cách ngôn ngữ, ngữ pháp, từ ngữ.
C. Chữ viết, phong cách ngôn ngữ, chính tả, ngữ âm.
D. Từ ngữ, ngữ âm, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ.
a) Trình bày khái quát về:
- Nguồn gốc của tiếng Việt.
- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
- Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
- Viết bằng chú Hán.
- Viết bằng chữ Nôm.
- Viết bằng chữ Quốc ngữ.