Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh nhằm mục đích làm tăng tính hấp dẫn và sự lôi cuốn cho đoạn văn. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn.
mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong văn học dân gian, văn học trung đại , văn học hiện đại? cho ví dụ?
Dòng nào dưới đây không khái quát được những hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
A. Kết cấu theo trình tự thời gian.
B. Kết cấu theo trình tự không gian.
C. Kết cấu theo trình tự logic.
D. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.
Dòng nào nêu đúng kiểu kết cấu bài thuyết minh theo thời gian?
A. Sáng, trưa, chiều, tối; trong, ngoài; xưa, nay; lưng đồi, chân dốc.
B. Xưa, nay; năm ngoái, năm nay; bên kia, bên anỳ; sáng, chiều.
C. Hôm qua, hôm nay; xuân, hạ, thu đông; trăng tròn, trăng khuyết.
D. Hôm trước, hôm sau; lạ, quen; đơn giản, phức tạp; sáng, chiều.
Dòng nào nêu khái quát về sự khác biệt giữa văn bản thuyết minh với văn bản tự sự?
A. Không có cốt truyện
B. Không có nhân vật.
C. Không có lời kể
D. Không hư cấu và không phải văn hình tượng
Dòng nào nêu đúng kiểu kết cấu bài thuyết minh theo không gian?
A. Trên, dưới; năm ngoái, măm nay; bên kia, bên này; sáng, chiều.
B. Trong, ngoài; trên, dưới; chân mây, mặt đất; xa, gần; dài, rộng.
C. Trong, ngoài; sau, trước; hôm nay, ngày mai; bầu trời, mặt đất.
D. Xa, gần; to, nhỏ, dài, rộng; xuân, hạ, thu, đông; bên kia, bên này.
a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :
Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?
b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?
Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?
Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.
Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?
c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :
- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó
- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.
- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.