Dòng nào dưới đây không khái quát được những hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
A. Kết cấu theo trình tự thời gian.
B. Kết cấu theo trình tự không gian.
C. Kết cấu theo trình tự logic.
D. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.
Vì sao sự phân biệt giữa văn bản văn học với văn bản phi văn học không phải lúc nào cũng dứt khoát, rõ ràng?
A. Vì mọi tiêu chí phân biệt đều chỉ có ý nghĩa tương đối.
B. Vì ngày xưa văn sử bất phân.
C. Vì ngày xưa văn triết bất phân.
D. Vì nhiều khi văn sử triết bất phân.
Yếu tố nào không bắt buộc phải có trong khi tìm hiểu sự vật, hiện tượng để viết bài văn thuyết minh?
A. Hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
B. Phải thực lòng muốn truyền đạt cho người khác những hiểu biết về sự vật, hiện tượng.
C. Phải có phương pháp thuyết minh.
D. Phải yêu mến, quý trọng đối tượng, sự vật được thuyết minh.
Dòng nào nêu khái quát về mục đích của văn bản thuyết minh?
A. Giới thiệu một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp nhằm giúp người đọc có những hiểu biết sâu rộng hơn.
B. Trình bày một sự vật, một hiện tượng, một thí nghiệm, nhằm giúp người đọc biết cách thức để thực hành.
C. Giới thiệu , trình bày một sự vật, hiện tượng,…nhằm cung cấp tri thức một cách chính xác, khách quan.
D. Trình bày cấu tạo, tính chất, công dụng của một đối tượng nhằm thỏa mãn những hiểu biết của con người.
Dòng nào nêu không đúng về đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh?
A. Cung cấp tri thức khách quan.
B. Phương thức biểu đạt là các phương pháp giới thiệu, giải thích.
C. Lời văn sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.
D. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, dễ hiểu.
Dòng nào không nêu đúng những chỗ có thể lược bỏ khi tóm tắt một văn bản thuyết minh?
A. Các lời đưa đẩy, giải thích.
B. Các ý liên tưởng, liên hệ, so sánh.
C. Các ý có nội dung tương tự, vị trí ngang bằng.
D. Các ví dụ, các sự việc được liệt kê.
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Dòng nào nêu khái quát về mục đích của việc tóm tắt văn bản thuyết minh?
A. Hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh.
B. Giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh.
C. Giới thiệu với người khác về văn bản thuyết minh.
D. Để nắm chắc, dễ nhớ, tiện sử dụng nội dung văn bản thuyết minh.
So sánh phần mở bài và kết bài của văn tự sự thì văn bản thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?