Đối với một bệnh di truyền do gen đột biến trội nằm trên NST thường. Nếu một cặp vợ chồng gồm người chồng bình thường; vợ mắc bệnh, bố, mẹ vợ mắc bệnh, có em gái của vợ bình thường, thì khả năng con của họ mắc bệnh sẽ là:
A. 1/2
B. 1/4
C. 2/3
D. 1/3
Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là
A. 1/12
B. 1/24
C. 1/36
D. 1/8
Bệnh pheninketo niệu ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường gây ra. Bệnh biểu hiện rất sớm, nếu trẻ em không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ bị thiểu năng trí tuệ. Một cặp vợ chồng bình thường có khả năng sinh con mắc bệnh với xác suất bao nhiêu phần trăm? Biết rằng bố mẹ của họ đều bình thường nhưng người chồng có cô em gái mắc bệnh và người vợ có cậu em trai mắc bệnh này.
A. 6,25%
B. 11,11%
C. 25%
D. 15%
Bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường qy định, alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Trong một gia đình, người bố bị bạch tạng, còn người mẹ bình thường nhưng có bố mắc bệnh bạch tạng. Cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh với xác suất là
A. 75% con gái
B. 25% tổng số con
C. 75% con trai
D. 50% tổng số con
Ở người, bệnh pheninketo niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh pheninketo niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là con trai và không bị bệnh trên là
A. 1/2
B. 1/4
C. 3/4
D. 3/8
Phả hệ ở hình bên cho thấy sự di truyền của một bệnh ở người. Những cá thể tô màu đen mắc bệnh, các cá thể màu trắng thì không. Không xảy ra đột biến mới ở các cá thể trong phả hệ. Cho các nhận định dưới đây:
(1). Bệnh di truyền này do gen lặn chi phối.
(2). Chưa có căn cứ để xác định chính xác bệnh do gen nằm trên NST thường hay NST giới tính chi phối.
(3). Tất cả các cá thể không bị bệnh đều có KG dị hợp
(4). Nếu cặp vợ chồng IV1 và IV2 sinh con đầu lòng thì khả năng để đứa trẻ này là nam và không bị bệnh là 25% hoặc 37,5%.
Số khẳng định đúng là:
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Ở người, bệnh mù màu và máu khó đông đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST × quy định, 2 gen nằm cách nhau 20 cM. Sơ đồ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh này trong một gia đình. Biết mỗi bệnh do 1 gen quy định, gen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Xác định được chính xác kiểu gen của 8 người trong gia đình.
II. Người số 1, 4, 11 có kiểu gen khác nhau.
III. Xác suất sinh con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh của cặp vợ chồng số 11 – 12 là 8%.
IV. Người số 13 kết hôn với vợ bình thường nhưng có bố mắc cả 2 bệnh thì xác suất sinh con gái bị ít nhất 1 bệnh là 20%.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Ở người, xét 1 bệnh P do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Người bố bình thường kết hôn với người mẹ bình thường sinh ra 2 người con, một người con trai và một người con gái đều mắc bệnh P, biết không xảy ra đột biến, nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
B. Bệnh P do gen trội nằm trên NST thường quy định.
C. Bệnh P do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định.
D. Bệnh P do gen trội nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định.
Ở nguời, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tình trạng máu đông bình thường. Một gia đình có con trai mắc bệnh máu khó đông, bố mẹ đều bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Con trai đã nhận gen bệnh từ bố
B. Mẹ bình thường có kiểu gen XHXH
C. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp XHXh
D. Con gái của cặp vợ chồng này có thể bị bệnh máu khó đông.