Ở người, bệnh mù màu và máu khó đông đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST × quy định, 2 gen nằm cách nhau 20 cM. Sơ đồ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh này trong một gia đình. Biết mỗi bệnh do 1 gen quy định, gen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Xác định được chính xác kiểu gen của 8 người trong gia đình.
II. Người số 1, 4, 11 có kiểu gen khác nhau.
III. Xác suất sinh con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh của cặp vợ chồng số 11 – 12 là 8%.
IV. Người số 13 kết hôn với vợ bình thường nhưng có bố mắc cả 2 bệnh thì xác suất sinh con gái bị ít nhất 1 bệnh là 20%.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Đáp án C
Quy ước:
- Bệnh máu khó đông: A: Bình thường, a: Quy định bệnh.
- Bệnh mù màu: B: bình thường; b: Quy định bệnh.
I – Sai, xác định được kiêu gen của 8 người.
+ 2, 3, 6, 8, 12: Nam, bình thường có KG X(A)Y
+ 9, 13: Nam, bị cả 2 bệnh có KG X(a,b)Y
+ 10: Nam, mắc bệnh máu khó đông có KG X(a,B)Y
+ 5: Nữ, không bị bệnh có bố (2) bình thường, sinh con trai (9) mắc cả 2 bệnh nên có KG X(A,B)X(a,b).
II – Đúng, Vì cả 3 người chưa biết KG.
III – Đúng
Người số (5) có KG X(A,B)X(a,b); người số (6) có KG: X(A,B)Y
→ Người (11) có thể có 1 trong 4 KG với tỉ lệ:
0,4 X(AB)X(AB): 0,4 XABXab: 0,1 XABXAb: 0,1 XABXaB.
Xét cặp vợ chồng 11 – 12, người vợ (11) có thể có 1 trong 4 KG, người chồng (12) có KG: XABY. Để sinh ra con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh thì người mẹ phải có KG XABXab, khi đó, xác suất sinh con trai bị cả 2 bệnh là:
0,4 × 0,4 × 0,5 = 0,8 = 8%.
IV – Sai, Người số 13 có KG: X(a,b)Y, vợ bình thường có bố mắc cả 2 bệnh nên có KG X(A,B)X(a,b).
Xác suất sinh con gái không bị bệnh (KG X(A,B)X(a,b)) = 0,5x0,4 = 0,2 (20%)
Xác suất sinh con gái bị bệnh là 0,5– 0,2 = 0,3