Đọc đoạn văn sau và lựa chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi lại chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng: “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”... (Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 60) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Ý nghĩa văn chương. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Câu 2. Tác giả của văn bản có đoạn trích trên là ai? A. Hồ Chí Minh. C. Phạm Văn Đồng. B. Hoài Thanh. D. Đặng Thai Mai. Câu 3.Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản có đoạn trích trên là gì? A.Nghị luận B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Biểu cảm. Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Nêu nguồn gốc của văn chương. C. Nêu công dụng của văn chương. B. Nêu cách cảm thụ văn chương. D. Nêu cách sáng tác văn chương. Câu 5. Từ “cốt yếu” trong câu: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”được tác giả dùng với ý nghĩa nào? A. Tất cả. C. Một phần. B. Đa số. D. Cái chính, cái quan trọng nhất. Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người. B. Tình yêu lao động của con người. C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. D. Do lực lượng thần thánh tạo ra. Câu 7. Theo em, quan niệm về văn chương nào sau đây có thể bổ sung cho quan niệm của tác giả để có một quan niệm đầy đủ về nguồn gốc của văn chương? A. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. B. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí bên ngoài con người. C. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn biết trước tương lai của con người.
D. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn tìm hiểu quá khứ của con người. Câu 8. Cách lập luận nào được sử dụng trong đoạn văn trên? A. Lập luận theo kiểu quy nạp. C. Lập luận theo kiểu diễn dịch B. Lập luận theo kiểu tổng - phân - hợp. D. Lập luận theo kiểu song hành
1. c, 2.b,3.a, 4. a,5.d,6.c,7.a,8.a