Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thị Phương

Đọc bài thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Câu 1: Nêu tên văn bản và tác giả của bài thơ trên.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 3: Có bạn chép nhầm “Nam đế cư” thành “Nam nhân cư”.

a.     Em hãy giải nghĩa 2 cụm từ trên?

b.    Theo em, sử dụng từ nào thì hay hơn? Tại sao?

Câu 4: Từ ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc trong bài thơ, em hãy viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc trong thời đại ngày nay.

Cấn Thị Vân Anh
4 tháng 6 2022 lúc 20:55

Câu 1: 

- Tên văn bản là:  Nam Quốc sơn Hà 

- Tác giả: Lý Thường Kiệt

Câu 2: 

Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1077,quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta.Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng 1 đêm,quân sĩ nghe từ trong đền thờ 2 anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

Câu 3:

a/ - Nam nhân cư: Người Nam ở

     - Nam đế cư: Vua Nam ở

b/ Sử dụng từ " nam đế cư" hay hơn vì nó hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ,là 1 quốc gia độc lập.

Câu 4:

  Từ xa xưa,ông cha ta đã luôn ý thức được vấn đề chủ quyền độc lập với sáng thơ vần vang vọng trên sông Như Nguyệt:

“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Và cho đến nay, nóng vẫn luôn là vấn đề của mỗi quốc gia.

Đầu tiên, chủ quyền độc lập được hiểu là quyền làm chủ tuyệt đối của 1 quốc gia trên lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền quyết định trên lãnh thổ mà các quốc gia khác không được xâm phạm và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Mỗi quốc gia có thể sử dụng toàn bộ lực lượng an ninh ,sử dụng mọi biện pháp để chống mọi hành vi âm phậm phá hoại chủ quyền quốc gia,từ đó giữ gìn toàn vẹn chủ quyền của dân tộc đối với lãnh thổ quốc gia. 

Hiện nay quan hệ quốc tế và khu vực đang diễn ra hết sức phức tạp. Chính vì vậy,kiên quyết đấu tranh,giữ vững độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc,...là điều vô cùng quan trọng.Vì vậy,chúng ta cần kế thừa và phất triển ý thức chủ quyền của ông cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí,tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trong lịch sử của dân tộc từ xưa đến nay,chúng ta đã phải đấu tranh chống lại biết bao kẻ thù xâm lược. Nhưng quan trọng nhất những giai đoạn lịch sử ấy,toàn thể nhân dân luôn trên dưới 1 lòng chống lại kẻ thù để dành lại tự do,độc lập cho dân tộc.

Tuy nhiên cũng có 1 số người vì lợi ihchs cá nhân mà đánh đổi lợi ích quốc gia dân tộc.Những kẻ bán nước cầu vinh,những phần từ,cách mạng,... nhưng nếu không sử lý kịp thời  khắc phục sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước. Học sinh - thế hệ tương lai của đất nước phải tự ý thức trách nhiệm của bản thân trong công việc xây dựng bảo vệ đất nước. Việc quan trọng nhất là cố gắng học tập và rèn luyện tốt để trở thành 1 chủ nhân giàu tiềm năng giúp đất nước cường thịnh. Đồng thời chunghs ta cũng cần tích cục tham gia các hoạt động tình nguyện hay các hoạt động thuyết trình về vấn đề bảo vệ hòa bình thế giới,quyền lợi của dân tộc,..

Hồ Chủ Tịch đã khẳng định hùng hồn trong Bản tuyên Ngôn Độc Lập được đọc vào sáng mùa thu lịch sử năm 1945 " Nước VN có quyền hưởng tự do,độc lập; và sự thật đã thành sự thật.Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,độc lập ấy!". Những lời lẽ ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận hôm nay.

Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
4 tháng 6 2022 lúc 20:28

Tham khảo:

Câu 1. Văn Bản: nam quốc sơn hà

Tác giả: Lí Thường Kiệt.

Câu 2.

Tương truyền, năm 1077, hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt. Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát, ở phía nam bờ sông, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt. Một số nhận định xem bài thơ này là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Gia Kiên Trần
4 tháng 6 2022 lúc 20:29

Câu1 Văn bản có tên " Nam Quốc Sơn Hà" do Lý Thường Kiệt sáng tác (truyền thuyết)

Câu 2 Hoàn cảnh ra đời của bài thơ được cho là: Vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

Câu 3 

a) Nam đế cư là nơi vua nam ở còn Nam nhân cư là người nước Nam ở

b)Nam đế cư phù hớp hơn vì đây đang là xưng hô của vua ta với vua phương Bắc thể hiện quyết tâm tự trị không khuất phục trước cường quốc.

Câu 4 bạn tự làm nha


Các câu hỏi tương tự
Nam Tiến Đinh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương Vy
Xem chi tiết
Nam Tiến Đinh
Xem chi tiết
༺天༒恩༻
Xem chi tiết
nguyễn trung nhật minh
Xem chi tiết
Lê Minh Thúy An
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Vy
Xem chi tiết
Phan M
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Huy
Xem chi tiết