Nguyễn Hoàng Nam

Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là

A. 0,02.

B. 0,03.

C. 0,01.


D. 0,04.

Ngô Quang Sinh
14 tháng 6 2019 lúc 7:06

Đáp án B

Xét thời gian điện phân là t giây:

Từ tỉ khối khí bên anot so với với H2 → gồm O2 và Cl2 với số mol bằng nhau.

dung dịch Y vẫn còn màu xanh chứng tỏ vẫn dư Cu2+ trong Y.

7,68 gam kim loại thu được là 0,12 mol Cu → ∑ne trao đổi = 0,12 × 2 = 0,24 mol.

4nO2 + 2nCl2 = 0,24 nO2 = nCl2 = 0,04 mol.

xét thời gian điện phân là 12352 giây

→ Áp dụng công thức định luật Farađay có ∑ne trao đổi = It ÷ 96500 = 0,32 mol.

Bên anot: ra hết Cl2 là 0,04 mol nO2 = (0,32 – 0,04 × 2) ÷ 4 = 0,06 mol.

Mà giả thiết ∑nkhí 2 cực = 0,11 mol nH2 bên catot = 0,01 mol.

Catot thu được H2 chứng tỏ Cu2+ bị điện phân hết ∑nCu2+ = (0,32 – 0,01 × 2) ÷ 2 = 0,15 mol.

Quay lại thời gian sau điện phân t giây, nCu2+ trong Y = 0,15 – 0,12 = 0,03 mol

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết