Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
B. đã hoàn toàn kết thúc.
C. bước vào giai đoạn kết thúc
D. đang diễn ra vô cùng ác liệt.
Mâu thuẫn chủ yếu hàng đầu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giữa nông dân với địa chủ.
B. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.
C. giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp
D. giữa công nhân với tư sản.
Ý không phản ánh đúng hậu quả do Chiến tranh lạnh để lại là
A. các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đau vũ trang.
B. cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lồ.
C. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới.
D. các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông...
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt là
A. chiến tranh thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu.
B. có quân đội Sài Gòn làm chủ lực.
C. chiến tranh thực dân.
D. chiến tranh tổng lực.
Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
A. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
B. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
C. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
D. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự chuyển biến như thế nào?
A. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh
B. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
C. Từ hợp tác với nhau trong chiến tranh chuyển sang đối đầu.
D. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, khu vực Đông Nam Á có biến đổi quan trọng về
A. kinh tế, quan hệ hợp tác.
B. chính trị, quan hệ hợp tác
C. kinh tế, chính trị.
D. chính trị, kinh tế, quan hệ hợp tác.
Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là
A. giải quyết các tranh chấp bằng việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn
B. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự.
C. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước.
Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là
A. giải quyết các tranh chấp bằng việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn.
B. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự.
C. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước