Điểm cần lưu ý trong việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ về mặt môi trường tự nhiên là
A. chú ý đến những thay đổi của thiên nhiên.
B. đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
C. gắn kết với sự phát triển công nghiệp của vùng.
D. tăng cường hiệu quả kinh tế.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1. Tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng.
2. Cung cấp nguồn điện dồi dào và rẻ cho khai thác và chế biến khoáng sản
3. Làm cho môi trường có những thay đổi không nhỏ.
4. Các nhà máy thuỷ điện lớn tập trung chủ yếu ở Đông Bắc.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
1. Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.
2. Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế.
3. Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy; vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản.
4. Lãnh thổ dài và hẹp ngang, mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi, cần phát triển để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Việc phát triển thủy điện có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Ý nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió
B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ
C. Nhiều cảnh quan đẹp
D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước
Ý nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió
B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ
C. Nhiều cảnh quan đẹp
D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước
Khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển trồng cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. đất đai thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi, trượt lở.
B. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông.
C. địa hình núi cao, hiểm trở, chia cắt mạnh.
D. các thiên tai lũ nguồn, lũ quét thường xuyên xảy ra.
Khả năng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế, với những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bắt nguồn chủ yểu từ
A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
B. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất truyền thống
C. Chính sách phát triển miền núi của Nhà nước.
D. Sự giao lưu thuận lợi với các vùng khác ở trong và ngoài nước
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
1. Xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội
2. Trong từng ngành, trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
3. Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người.
4. Đối với khu vực I, tăng tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản, tăng tỉ trọng của cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4