Tien Long Truong

 

  

Đềsố 2:

Phần I. (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước song Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hang trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

(Trích Ngữvăn 7, tậphai)

a. (0,5 điểm):Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. (0,5 điểm):Văn bản có chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

c. (0,5 điểm):Nội dung của đoạn trích trên là gì?

d. (1 điểm):Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của nó.

e. (1,5 điểm):Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của nó trong việc thể hiện nội dung đoạn trích.

f . (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ qua văn bản “ Sống chết mặc bay”. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động. Gạch chân câu bị động đó.

 
Sad boy
25 tháng 7 2021 lúc 20:51

Câu a) đoạn văn trên thuộc văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

Câu b) Văn bản Sống chết mặc bay thuộc thể loại Truyện ngắn

Câuu c) Miêu tả tình cảnh khốn khó của nông dân làng X đang cố gắng, khổ cực giữ gìn, bảo vệ khúc đê sông Nhị Hà sắp vỡ  

Câu d) Một câu đặc biệt của đoạn trích trên là :

câu đặc biệt : Gần một giờ đêm

tác dụng :Xác định thời gian diễn ra sự việc, nhấn mạnh tình cảnh thống khổ của nhân dân

Câu e) mình định tìm một câu nhưng câu đó lại chưa 2 BPTT nên mình xác định cả đôi nhé

Trong câu : Dân phu kể hang trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. 

-> tác giả đã sử dụng BPTT : so sánh và liệt kê

-> so sánh :  người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. 

-> liệt kê : kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre

Tác dụng :

+ chỉ ra các hành động  mà người dân phải làm trong đêm mưa.

+  hai BPTT trên giúp câu văn khắc họa lên tình cảnh khổ cực của người dân.

câu f Tham khảo

Ai đã một lần đọc tác phẩm Sống chết mặc bay, chắc hẳn không thể nào quên được tình cảnh thảm thương của người nông dân trong chế độ phong kiến xưa. Tác giả đã mở đầu tác phẩm bằng hình ảnh một khúc đê sông Nhị Hà đang vào hồi gay cấn "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Chỉ bằng đấy lời miêu tả, ta đã thấy được cái nguy nan cho dân chúng của cả một phủ X, bởi khúc đê kia mà vỡ, hàng trăm nghìn nạn dân sẽ chịu cảnh khốn cùng. Vậy nên, những người nông dân ấy cố hết sức đắp đê, khẩn trương, gấp gáp "kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, người vác tre", mong sao mang sức lực nhỏ bé của mình để cho khúc đê được an lành. Người nào người nấy ướt lướt thướt trong cơn mưa lớn. Tình cảnh nguy nan là thế, ấy vậy mà chẳng thấy xuất hiện hình ảnh của một viên quan, nhà chức trách nào ở đây để mà chỉ đạo dân chúng? Thật là lạ lùng làm sao! Ấy đó là bởi vì những vị quan phụ mẫu của dân chúng, những lính lệ, tuần nha cũng đang gấp gáp trong đình làng cao ráo để mà ... đánh tổ tôm. Ngoài kia, con dân trầm mình trong nước, đem thân hèn mà đo với thiên nhiên, còn trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Thật trái ngang làm sao! Dường như ở ngoài kia là một thế giới hoàn toàn khác biệt với trong này, bởi nếu ngoài kia là thảm cảnh, thì trong này lại là sự ấm áp, yên vui. Sự náo loạn, lo lắng được đặt ngay bên cạnh cái yên ả, yên bình, thật đối lập, trái ngược quá đỗi! Bậc "cha mẹ" của dân đang chễm trệ trên chiếu tổ tôm mà chẳng hề hay biết đến cái tình cảnh khốn khổ, lo lắng của con dân ngoài kia, để đến khi quan "ù" một tiếng thì cũng là lúc khúc đê mỏng manh vỡ tan tành, trăm nghìn tiếng kêu than vang vọng. Chỉ với một tác phẩm ngắn ngủi nhưng tác giả đã vạch trần bộ mặt vô trách nhiệm của đám quan lại đương thời và tình cảnh khốn khổ, thảm thương của nhân dân thời phong kiến.

câu bị động : câu đc bôi đen

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vũ Ngọc Linh
Xem chi tiết
Huỳnh Cẩm Trang
Xem chi tiết
Huỳnh Cẩm Trang
Xem chi tiết
Huỳnh Cẩm Trang
Xem chi tiết
Huỳnh Cẩm Trang
Xem chi tiết
sutulop5
Xem chi tiết
Cửu Vĩ Hồ
Xem chi tiết
Huỳnh Cẩm Trang
Xem chi tiết
LKTD
Xem chi tiết
ღYummy
Xem chi tiết