Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng xanh
B. Cách mạng trắng
C. Cách mạng khoa học- công nghệ
D. Cách mạng chất xám
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với
A. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 4 lần Mĩ, gấp 2 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.
B. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 3 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.
C. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.
D. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 5 lần mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ờ Liên Xô (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất?
A. Nếu năm 1950, Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9 triệu tấn
B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh
C. Từ năm 1951 đến 1975, mức tăng trưởng của Liên Xô hàng năm đạt 9,6%
D. Từ giữa thập niên 70, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất?
A. Nếu năm 1950, Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9 triệu tấn.
B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh.
C. Từ năm 1951 đến 1975, mức tăng trưởng của Liên Xô hàng năm đạt 9,6%.
D. Từ giữa thập niên 70, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, những năm đầu thế kỉ XXI, quốc gia/vùng lãnh thổ nào ở Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới?
A. Nhật Bản
B. Trung Quốc
C. Hàn Quốc
D. Đài Loan
Một trong những biểu hiện Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
B. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây.
C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu.
Từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay Trung Quốc đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Thực hiện được lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc
B. Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô
C. Mở rộng quan hệ hữu nghị, đối ngoại hợp tác với các nước trên thế giới
D. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam
: Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành
A. tổ chức quân sự lớn nhất thế giới. B. tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh.
C. tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới. D. trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:
A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.
B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.