Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Để tách được CH3COOH từ hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5OH ta dùng hóa chất nào sau đây?
A. Ca(OH)2 và dung dịch H2SO4
B. CuO (to) và AgNO3/NH3 dư
C. Na và dung dịch HCl
D. H2SO4 đặc
Tiến hành các thí nghiệm sau trong khí quyển trơ:
(a) Cho Zn vào dung dịch gồm H 2 S O 4 (loãng, dư) và C u S O 4 .
(b) Cho dung dịch F e N O 3 2 vào dung dịch A g N O 3 (dư).
(c) Dẫn khí H 2 dư qua hỗn hợp gồm A l 2 O 3 và CuO nung nóng.
(d) Cho miếng Na vào dung dịch NaCl và C u C l 2 .
(e) Nung nóng hỗn hợp gồm A g N O 3 và K N O 3 .
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đun nóng C2H5OH trong dung dịch H2SO4 đặc được hỗn hợp khí etylen và SO2. Dùng chất nào sau đây chỉ thu được etylen
A. Dung dịch KMnO4
B. Dung dịch KOH
C. Dung dịch K2CO3
D. Dung dịch Br2
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Trong số các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng?
(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 1700C thì thu được khí C2H4 có lẫn CO2 và SO2 .Nếu cho hỗn hợp khí đi qua các dung dịch : KMnO4, Ca(OH)2, KHCO3, Br2, NaOH thì số dung dịch có thể dùng để loại bỏ CO2 và SO2 đi được là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Chất rắn B là
A. Mg, khối lượng 6 gam
B. Mg, khối lượng 2,4 gam
C. Cu, khối lượng 6,4 gam
D. Cu, khối lượng 1,6 gam
Cho các phát biểu sau
(1). Hỗn hợp Fe3O4 + Cu (tỉ lệ mol 1:1) có thể tan hết trong dung dịch HCl dư.
(2). Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, chất rắn thu được gồm AgCl và Ag.
(3). Hỗn hợp kim loại Al, Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(4). Hỗn hợp Na và Al2O3 (có tỉ lệ mol 2:1) có thể tan hoàn toàn trong nước.
(5). Cho kim loại Mg dư vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối tan.
(6). Hỗn hợp kim loại Cu và Ag có thể tan hoàn toàn trong dung dịch gồm KNO3 + H2SO4 loãng.
(7). Kim loại cứng nhất là W, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Cho các phát biểu sau :
(a) Điện phân dung dịch NaCl ( điện cực trơ), ở catot xảy ra quá trình khử ion Na+
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al 2 O 3 và CuO nung nóng thu được Al và Cu
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO 4 và H 2 SO 4 , có xuất hiện ăn mòn điện hóa
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg và kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhât là W
(e) Cho dung dịch AgNO 3 dư vào dung dịch FeCl 2 thu được chất rắn gồm Ag và AgCl
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, MgO, FeO và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác nung m gam hỗn hợp X với khí CO dư thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 35 gam kết tủa. Cho chất rắn Y vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 11,2.
B. 22,4.
C. 44,8.
D. 33,6.