Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quãng đời đi học?
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.
“Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Từ khi còn là những cô cậu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành, đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô những người dìu dắt và dạy dỗ chúng ta nên người, uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chữ đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:
“Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn”
Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được.
Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh.
Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.
Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,…
Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị.
Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai.
Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình.
Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô.
Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt
Trước khi viết anh cho em hỏi xã luận là gì trước nhé!^_^Bài văn đc viết theo lời anh họ em.
Tôi vốn là một cậu bé ham chơi,không hay để ý đến bài học nên thường bị la mắng.Mặc cho những lời mắng thậm tệ,lời khuyên chân tình của thầy thì tôi lại lơ đi.
Sau kì thi giữa kì,tôi lại ra về cùng đám bạn."Mấy bà có nghe chuyện gì không ?Thằng Tuấn cháu nhà Cương Mùi nó ham chơi dữ lắm,suốt ngày ăn đòn mà đã chừa đâu !"- Mấy bà hàng xóm túm tụm nói xấu tôi.Tôi hơi bực nhưng cũng kệ.
Tôi đang đi thì bỗng dừng xe thắng gấp,mẹ tôi đang cầm chổi gà hằm hằm lao tới đánh tôi.Tôi không hiểu chuyện gì đã đưa mẹ tôi đến đây.Tôi liền nói trong cơn tức giận của mẹ:"Mẹ,sao mẹ lại đánh con!" "Mày còn cãi à,vì mày mà thầy mày tìm tới đây hơn chục cây số,tai nạn đang cấp cứu kìa!" Tôi vẫn điềm nhiên đáp lại:"Bộ thầy có cái gì hay ho mà mẹ quan tâm ổng thế,suốt ngày bắt con học hành,ổng nhập viện vậy là còn may đấy."Mẹ nghe xong tức giận đập tôi một trận tơi bời mặc cho hàng xóm bu lại cổ vũ nồng nhiệt khiến tôi cảm thấy cuộc sống sao thật bất công với tôi.Mẹ tôi sau khi hả giận thì mới nói tiếp:
"Nói thế là mày hỗn lắm rồi,thầy mày khổ cực đi làm sáng sớm mà thầy cũng có giàu sang gì.Thầy còn có gia đình,có con bệnh phải chữa mất rất nhiều tiền.Rồi mai này,gia đình thầy còn phải gánh một món nợ lớn vì tìm vốn làm ăn.May mà nhà mình đã hỗ trợ một phần cho thầy chứ không thì cũng toi mạng".
Tôi nghe xong thừ chợt tỉnh ngộ.Thầy đã vì mình mà phải xin nhà trường cho mình thi lại,thầy đã hết lời với mình cũng chỉ vì thầy muốn mình sẽ không giống như con thầy,không được đi học và ăn cũng không có ăn.Tôi vội lau nước mắt.Tôi kẻ từ đó đã trở nên chăm chỉ học hành.Hôm 20/11,trên tay tôi là một thiếp bìa cứng màu đỏ bên trong có nội dung thiếp cũng như lời tạ lỗi của tôi muốn nói với thầy Thủy.Đúng như câu nói:
"Muốn sang cầu thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy".
Xã hội bây giờ mặc dù không phổ biến mấy những câu tục ngữ,thành ngữ ý nghĩa kia mà thay vào đó là sự phức tạp do sự hiện đại bây giờ.Thế nhưng,cũng có nhiều người lại ca tụng chúng,dùng chúng để dạy dỗ con cái theo như các cụ thời xưa.Một câu trân thành xin nói với các bạn:Mặc dù giáo viên của các bạn có quê mùa,lắm lời,...đi chăng nữa nhưng tất cả đều là vì tương lai của chúng ta nên chúng ta hãy giữ lấy khoảnh khắc ấy đừng để mất đi.
Tác giả:Hoàng Nhật Vi(shizuka cute)
Người anh họ(nhân vật xưng tôi có ngoài đời thật):Hoàng Gia Khánh.
Xin trân trọng cảm ơn ad đã cho em nhớ lại cảm giác thân quen ấy.
Xã luận là 1 bài viết văn vừa nói về vấn đề của đề bài cho vừa thể hiện cảm xúc
Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quãng đời đi học?
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.
“Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Từ khi còn là những cô cậu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành, đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô những người dìu dắt và dạy dỗ chúng ta nên người, uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chữ đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:
“Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn”
Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được.
Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh.
Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.
Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,…
Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị.
Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai.
Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình.
Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô.
Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.