Em tham khảo:
Chí làm trai theo quan niệm Nho giáo xưa được thể hiện rõ qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ đã xây dựng nên một hình tượng đẹp về người anh hùng thời loạn: một tráng sĩ hiên ngang tay cắp ngang ngọn giáo, đánh Đông dẹp Bắc để lập công danh
Nỗi lòng đó là cái chí, cái tâm của người anh hùng:
“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian Thuyết vũ hầu.”
Ở đây, chí làm trai mang tinh thần, tư tưởng tích cực của Nho giáo là lập công, lập danh, lập nghiệp. Quan niệm lập công danh đã trở thành một quan niệm lý tưởng để đánh giá nam nhi thời phong kiến xưa. Công danh được coi là món nợ đời mà kẻ làm trai phải trả. Trả xong nợ công danh tức là có nghĩa đã hoàn thành nhiệm vụ đối với đời, với dân, với nước. Chí làm trai thời bấy giờ khiến cho con người có thể từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ để thay vào đó là sự hy sinh, chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao, cứu nước và giữ nước.
Điều đáng chú ý hơn nữa đó là bên cạnh cái chí của người anh hùng thì cái tâm còn sáng tỏ hơn nữa. Cái tâm ấy thể hiện qua nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão. Ông thẹn khi mình chưa có tài mưu lược lớn như Vũ hầu Gia Cát Lượng thời Hán để giúp cho Hán Vũ Đế cứu nước, cứu dân. Một cái nỗi thẹn nhưng không khiến cho người thẹn bị hạ thấp danh phẩm mà nó lại khiến cho ta càng trân trọng yêu thương phẩm giả tuyệt vời của thi nhân. Nỗi thẹn đặc biệt ấy vừa có giá trị nhân cách vừa cao cả, lớn lao.
Tỏ lòng vừa là nỗi lòng riêng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão vừa là xu thế chung tất yếu của thời đại: sức mạnh, tinh thần quyết chiến, quyết thắng để giải cứu dân tộc, giải cứu nhân dân chất kẻ thù xâm lược tàn ác.