I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: VĂN BIA VĨNH LĂNG Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng chỗ này là đất tốt, liền dời nhà đến ở đấy, được ba năm thì thành sản nghiệp. Con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước mở đất thực gây nền từ đấy. Từ bấy giờ làm chủ một miền. Tổ của vua húy là Ðinh, nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, bộ hạ có đến hàng nghìn người. Tổ mẫu của vua họ Nguyễn, rất có đức hạnh, sinh được hai con trai, con trưởng là Tùng, con thứ là Khoáng, tức là thân phụ của vua. Người vui vẻ, dễ dãi, hiền lành, thích làm thiện, mến đãi khách, đối với dân cõi láng giềng cũng coi như người một nhà, cho nên người ta chẳng ai là không cảm ơn mà phục nghĩa. Thân mẫu của vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm đạo đàn bà, cửa nhà hòa vui, gia đạo thêm thịnh, sinh ba con trai, trưởng là Học, thứ là Trừ, út là vua. Người con trưởng được cha truyền nghiệp, không may chết non. Vua vâng thừa nghiệp của ông cha, một lòng kính cẩn. Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách. Năm Mậu Tuất (1418) dấy hưng nghĩa binh đóng trên sông Lạc Thủy, trước sau hơn hai mươi trận, đều đặt mai phục, dùng kỳ binh, tránh mũi nhọn, thừa chỗ hư, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.. Năm Bính Ngọ (1426) đánh ở Ninh Ðộng (tức Ninh Kiều và Tốt Ðộng) đại thắng liền tiến vây Ðông Ðô. Năm Ðinh Mùi (1427) giặc gửi viện binh. An Viễn hầu Liễu Thăng đem mười vạn quân do Quảng Tây tiến, Kiềm Quốc công Mộc Thạnh đem năm vạn quân do Vân Nam tiến. Một trận Chi Lăng, Liễu Thăng nộp đầu, chém quân giặc hơn mấy vạn tên, bắt sống bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn ba trăm người và hơn vạn binh sĩ. Sắc mệnh và binh phù bắt được của Liễu Thăng gửi đến quân Vân Nam, Mộc Thạnh trông thấy nhân đêm chạy trốn, giặc bị chém đầu và bị bắt sống không biết bao nhiêu mà kể. Bấy giờ trấn thủ thành Ðông Quan là bọn Thành Sơn hầu Vương Thông trước đã cùng quân ta giảng hòa mà chưa xong, đến đây, xin thề ở trên sông Nhị, những thành trì trấn thủ các xứ đều mở cửa ra hàng. Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Ðường thủy thì cấp cho hơn năm trăm thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sĩ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc). Hai nước từ đấy giao hảo, Bắc Nam vô sự. Mường Lễ và Ai Lao dần vào bản đồ, Chiêm Thành và Chà-và vượt biển đến cống. Vua thức khuya dậy sớm sáu năm mà trong nước thịnh trị, đến nay băng. Thuận Thiên năm thứ sáu, Quí Sửu tháng 10 ngày tốt, Vĩnh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn. (Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1976) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra tên ba trận thắng lớn của vua Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn được nêu trong văn bản. Câu 3. Lòng khoan dung độ lượng của vua Lê Lợi thể hiện qua chi tiết nào? Câu 4. Chi tiết “Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách” cho thấy những phẩm chất gì của vua Lê Lợi ? Câu 5. Khái quát nội dung chính của văn bản. Câu 6. Nêu những bài học mà người đời sau có thể nhận ra từ bài văn bia. Giúp em với
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
VĂN BIA VĨNH LĂNG
Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng chỗ này là đất tốt, liền dời nhà đến ở đấy, được ba năm thì thành sản nghiệp. Con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước mở đất thực gây nền từ đấy. Từ bấy giờ làm chủ một miền. Tổ của vua húy là Ðinh, nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, bộ hạ có đến hàng nghìn người. Tổ mẫu của vua họ Nguyễn, rất có đức hạnh, sinh được hai con trai, con trưởng là Tùng, con thứ là Khoáng, tức là thân phụ của vua. Người vui vẻ, dễ dãi, hiền lành, thích làm thiện, mến đãi khách, đối với dân cõi láng giềng cũng coi như người một nhà, cho nên người ta chẳng ai là không cảm ơn mà phục nghĩa. Thân mẫu của vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm đạo đàn bà, cửa nhà hòa vui, gia đạo thêm thịnh, sinh ba con trai, trưởng là Học, thứ là Trừ, út là vua. Người con trưởng được cha truyền nghiệp, không may chết non. Vua vâng thừa nghiệp của ông cha, một lòng kính cẩn. Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách.
Năm Mậu Tuất (1418) dấy hưng nghĩa binh đóng trên sông Lạc Thủy, trước sau hơn hai mươi trận, đều đặt mai phục, dùng kỳ binh, tránh mũi nhọn, thừa chỗ hư, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.. Năm Bính Ngọ (1426) đánh ở Ninh Ðộng (tức Ninh Kiều và Tốt Ðộng) đại thắng liền tiến vây Ðông Ðô. Năm Ðinh Mùi (1427) giặc gửi viện binh. An Viễn hầu Liễu Thăng đem mười vạn quân do Quảng Tây tiến, Kiềm Quốc công Mộc Thạnh đem năm vạn quân do Vân Nam tiến. Một trận Chi Lăng, Liễu Thăng nộp đầu, chém quân giặc hơn mấy vạn tên, bắt sống bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn ba trăm người và hơn vạn binh sĩ. Sắc mệnh và binh phù bắt được của Liễu Thăng gửi đến quân Vân Nam, Mộc Thạnh trông thấy nhân đêm chạy trốn, giặc bị chém đầu và bị bắt sống không biết bao nhiêu mà kể. Bấy giờ trấn thủ thành Ðông Quan là bọn Thành Sơn hầu Vương Thông trước đã cùng quân ta giảng hòa mà chưa xong, đến đây, xin thề ở trên sông Nhị, những thành trì trấn thủ các xứ đều mở cửa ra hàng. Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Ðường thủy thì cấp cho hơn năm trăm thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sĩ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc). Hai nước từ đấy giao hảo, Bắc Nam vô sự. Mường Lễ và Ai Lao dần vào bản đồ, Chiêm Thành và Chà-và vượt biển đến cống. Vua thức khuya dậy sớm sáu năm mà trong nước thịnh trị, đến nay băng.
Thuận Thiên năm thứ sáu, Quí Sửu tháng 10 ngày tốt,
Vĩnh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1976)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Lòng khoan dung độ lượng của vua Lê Lợi thể hiện qua chi tiết nào?
Câu 2. Chi tiết “Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách” cho thấy những phẩm chất gì của vua Lê Lợi ?
Câu 3. Khái quát nội dung chính của văn bản.
Câu 4. Nêu những bài học mà người đời sau có thể nhận ra từ bài văn bia.
GIÚP MÌNH VS CẦN GẤP
Sắp xếp bốn sự việc sau theo đúng trình tự được kể trong đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ?
1 – Việc Linh Từ Quốc Mãu bị bọn quân hiệu khinh nhờn.
2 – Việc có người hặc về tình trạng vua quá trẻ, còn Thủ Độ quyền hơn cả vua.
3 – Việc có người nhờ Quốc Mẫu xin cho làm câu đương.
4 – Việc Thái Tông muốn phong anh của Thủ Độ làm tướng.
A. 2 – 3 – 4 – 1
B. 2 – 4 – 3 – 1
C. 2 – 1 – 3 – 4
D. 2 – 1 – 4 – 3
a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :
Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?
b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?
Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?
Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.
Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?
c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :
- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó
- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.
- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
Dựa theo cốt truyện và hãy tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết anh chị hãy phân tích:
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua.
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện thế nào?
c. Sáng tạo chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu, ... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
cho hỏi vui câu lịch sử:
Ông vua nào trong lịch sử Việt Nam mang tên gọi vừa là quả, vừa là hoa, vừa là củ ?
Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi chép:
A. Dựa vào Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu
B. Dựa vào Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Mang tính độc lập của Ngô Sĩ Liên.
Sưu tầm nhưng triều đại , những vị vua, chúa trong lịch sử có gả công chúa sang các nước lân bang, hoặc vùng lãnh thổ khác?
Sx theo mục Sáng suốt - Lợi ích/ Sai lầm- trả giá. Sx theo thời gian (nếu có)
Truyện " ADV và Mị Châu, Trọng thủy" xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
a) Lĩnh nam chính quái b) Việt điện u linh
c) Đại việt sử kí d) Đại việt sử kí toàn thư