Đáp án A
Sinh vật nhân sơ chưa có nhân mà chỉ có vùng nhân, vùng nhân chứa ADN dạng vòng.
Đáp án A
Sinh vật nhân sơ chưa có nhân mà chỉ có vùng nhân, vùng nhân chứa ADN dạng vòng.
Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây
(1) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau.
(2) Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép.
(3) Mỗi phân tử đều có thể tồn tại từ thế hệ phân tử này đến thế hệ phân tử khác.
(4) Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu.
(5) Được tổng hợp nhờ phản ứng loại nước và hình thành liên kết phosphoeste.
(6) Đều có khả năng chứa thông tin di truyền.
Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực thể hiện qua số nhận xét là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Ở các tế bào nhân thực, ADN bao gồm các phân tử trong nhân và các phân tử ngoài nhân , ADN chứa gen tế bào chất KHÔNG có đặc điểm nào sau đây
A.Tồn tại ở dạng vòng.
B.Hàm lượng ít hơn nhiều so với ADN trong nhân,
C.Chứa các gen theo từng cặp alen.
D.Chứa các gen không có cặp alen
Khi nói về tế bào nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng: I. Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh và đã xuất hiện 1 số bào quan có màng bao bọc. II. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng duy nhất. III. Tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích càng lớn, quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường càng chậm. IV. Thiếu plasmid, tế bào nhân sơ vẫn có thể sinh trưởng bình thường.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Khi nói đến cấu trúc tế bào nhân thực, trong tế bào có bao nhiêu bào quan có 1 lớp màng bao bọc?
I. Không bào. II. Ribôxôm III. Lizôxôm. IV. Bộ máy gongi
V. Ti thể VI. Lục lạp. VII. Lưới nội chất.
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Khi nói đến cấu trúc tế bào nhân thực, trong tế bào có bao nhiêu bào quan có 1 lớp màng bao bọc?
I. Không bào. II. Ribôxôm III. Lizôxôm. IV. Bộ máy gongi
V. Ti thể VI. Lục lạp. VII. Lưới nội chất.
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Một thí nghiệm phân tích về hàm lượng ARN của tế bào ở một loài sinh vật cho thấy rARN chiếm khoảng 80% và tARN chiếm khoảng 18%, nhưng chỉ có khoảng 2% là mARN, mặc dù phần lớn ADN mã hóa mARN. Giải thích tại sao có sự chênh lệch hàm lượng các loại ARN đó. Có bao nhiêu câu trả lời đúng
1. mARN có đời sống ngắn, sau dịch mã sẽ tự hủy
2. tARN được dùng lại sau sau dịch mã nên hàm lượng trong tế bào không thay đổi .
3. rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom và riboxom không bị mất sau dịch mã.
4. Gen tổng hợp rARN chủ yếu tập trung ngoài tế bào chất
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các thành phần sau:
1. Thành tế bào.
2. Vỏ nhầy.
3. Màng nhân.
4. Màng sinh chất.
Có bao nhiêu thành phần có ở hầu hết các loài vi khuẩn?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Cho một số phát biểu về ứng dụng của di truyền học đối với công tác tạo giống mới: (1). Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ lai F1 trong lai khác dòng.
(2). Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo chủ yếu áp dụng ở động vật và vi sinh vật.
(3). Công nghệ tế bào thực vật có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài mà phương pháp thông thường không tạo ra được.
(4). Công nghệ tế bào động vật có mục tiêu tạo ra giống mới mang nhiều đặc điểm di truyền quý của các loài động vật.
(5). Gắn gen cần chuyển vào thể truyền có ý nghĩa là giúp gen cần chuyển có thể hoạt động được trong tế bào nhận.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Trong kĩ thuật chuyển gen, thể truyền plasmit có đặc điểm:
1) Có dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu.
2) Khi đưa vào tế bào chủ dễ tiếp nhân.
3) Không có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen tế bào nhận.
4) Có thể nhân đôi, phiên mã bình thường như các ADN trong tế bào chất của tế bào chủ.
5) Có kích thước lớn, dễ xâm nhập tế bào chủ.
Số phương án đúng là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây không đúng với di truyền ngoài nhiễm sắc thể?
(1) Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
(2) Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
(3) Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
(4) Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
(5) Tính trạng do gen tế bào chất quy định không có sự phân tính ở thế hệ sau.
(6) Tính trạng không tuân theo quy luật di truyền NST.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1