Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Doãn Anh Thư

CÚC ÁO CỦA MẸ

Nhất Băng (Trung Quốc)

Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế. 

Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”

Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).

Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).

Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần.

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.

Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.

CÂU HỎI:

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính trong truyện là ai?

Câu 2. Chỉ ra cụm danh từ trong các câu sau: “Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.

Câu 3. Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới?

Câu 4. Chi tiết nào trong truyện biểu hiện sự khéo léo và tình yêu thương của người mẹ?

Câu 5. Vì sao khi tham gia buổi trình diễn thời trang, nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp" trước mặt người mẫu và “òa khóc thống khổ"?

Câu 6. Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng: “Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”.

Câu 7. Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Em sẽ làm gì để thực hiện bài học đó?

Câu 8. Tóm tắt văn bản Cúc áo của mẹ (khoảng 10 đến 15 dòng)

Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 7 lúc 5:11

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính trong truyện là ai?

- Thể loại truyện ngắn.

- Ngôi kể thứ 3.

- Nhân vật chính trong chuyện là cậu bé 

Câu 2. Chỉ ra cụm danh từ trong các câu sau: “Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.

- Cụm danh từ: một nhà thiết kế bậc thầy, tất cả những người mẹ, các nhà nghệ thuật.

Câu 3. Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới?

- Thái độ: mở to mắt, mừng rơn vội mặc quần áo.

Câu 4. Chi tiết nào trong truyện biểu hiện sự khéo léo và tình yêu thương của người mẹ?

-  Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).

Câu 5. Vì sao khi tham gia buổi trình diễn thời trang, nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp" trước mặt người mẫu và “òa khóc thống khổ"?

- Vì cậu đã thực sự ân hận, hối hận về những việc làm thiếu suy nghĩ cho tình yêu thương của mẹ lúc nhỏ. Đồng thời cậu cũng được chứng kiến tác phẩm của nhà thiết kế cũng giống với chiếc áo chứa đầy tình yêu thương, sự khéo léo của người mẹ của mình.

Câu 6. Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng: “Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”.

- Trạng ngữ: Sau này.

- Tác dụng: bổ sung giá trị nội dung thời gian cho câu văn đồng thời làm đà tăng giá trị biểu cảm diễn đạt hấp dẫn người đọc.

Câu 7. Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Em sẽ làm gì để thực hiện bài học đó?

- Bài học ý nghĩa nhất của em: nên biết trân trọng, yêu thương và thấu hiểu tình cảm mà người thân xung quanh dành cho mình.

- Em sẽ chăm sóc, giúp đỡ ba mẹ theo khả năng của mình đồng thời cố gắng chăm ngoan học giỏi.

Câu 8 bạn tự đọc và tóm tắt nhé.


Các câu hỏi tương tự
SŁOŃCE
Xem chi tiết
Phạm Linh Anh
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Tori
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thái Hòa
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Tori
Xem chi tiết
Phạm Linh Anh
Xem chi tiết
Sáng Hoàng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Yêu
Xem chi tiết
Yêu
Xem chi tiết