Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là C3H3O. Cho 5,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH được 7,7 gam muối Y có số nguyên tử C bằng số nguyên tử C của X. Phân tử khối của Y lớn hơn của X là 44u. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCOONH4
B. H2N-C2H4COOH
C. H2NCOO-CH2CH3
D. H2NCH2COO-CH3
Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%, 7,865%, và 15,73% còn lại là oxi. Khi cho 4,35 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NC2H4COOH
B. H2NCH2COO−CH3
C. H2NCOO−CH2CH3
D. CH2=CHCOONH4
X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được amin Z, ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,5 gam Z, 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn khan M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất M là
A. 16,33%.
B. 9,15%.
C. 18,30%.
D. 59,82%.
Hợp chất hữu cơ X (thành phần nguyên tố gồm C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 30,4 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 47,2 gam muối khan Z và phần hơi chỉ có H2O. Nung nóng Z trong O2 (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 1,3 mol CO2; 0,7 mol H2O và Na2CO3. Biết X không có phản ứng tráng gương. Khối lượng muối khan có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 26,0 gam
B. 30,8 gam
C. 13,6 gam
D. 16,4 gam
A có công thức phân tử là C2H7O2N. Cho 7,7 gam A tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X và khí Y, tỉ khối của Y so với H2 lớn hơn 10. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 12,2 gam.
B. 14,6 gam
C. 18,45 gam.
D. 10,8 gam
Một rượu no đa chức A có x nguyên tử C và y nhóm OH trong cấu tạo phân tử. Cho 18,4 gam A tác dụng với lượng dư Na thu được 6,72 lít H2 (đktc). biết x=y. A có công thức phân tử là:
A. C2H5OH
B. C3H6(OH)2
C. C3H5 (OH)3
D. CH3OH
X là một dẫn xuất của benzen, có công thức phân tử là C7H9NO2. Cho 13,9 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,4 gam muối khan Y. Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được chất hữu cơ Z. Khối lượng phân tử của Z là
A. 122
B. 143,5
C. 144
D. 161,5.
Đốt cháy hoàn toàn 18,5 gam chất hữu cơ A (C, H, O), lấy toàn bộ sản phẩm cho vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên 6,5 gam. Cho NaOH dư vào dung dịch X thì thu thêm được 15 gam kết tủa. Biết công thức phân tử của chất A cũng chính là công thức đơn giản nhất. Chất hữu cơ A có công thức phân tử là:
A. C3H6O2
B. C2H2O3
C. C2H2O4
D. C2H4O2