lam huyền nhi

có ý kiến cho rằng : ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương đồng cảm chân trọng con người mà ca dao còn cất nên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới 1 cuộc sống tốt đẹp hơn , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng 1 số bài ca dao đã dc học và đc đọc thêm

           T.T .....=.=....

 

 

Bài làm

Gợi ý lập dàn bài: 
* Mở bài: 
- Giới thiệu chung về giá trị của ca dao 
- Dẫn nhận định “ Ca dao không chỉ... một cuộc sống tốt đẹp hơn” 
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: một số bài ca dao mà em đã được học , được 
đọc? 
*Thân bài: 
+ Giải thích nhận định: 
- Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con 
người: thể hiện lòng nhân ái, thương người như thể thương thân; xót thương cho những kiếp người khổ đau, bất hạnh; ca ngợi những giá trị chân chính, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. 


- Ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống 
tốt đẹp hơn: đấu tranh phê phán các thói xấu: lười biếng, khoác lác, mê tín dị 
đoan, hủ tục lạc hậu; đấu tranh giai cấp... 
+ Chứng minh nhận định: 
- Tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người trong ca dao: 
Yêu thương con người: 
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước thì thương nhau cùng” 
Ca ngợi trân trọng giá trị của con người: 
Từ vẻ đẹp hình thức bên ngoài: 
“ Cổ tay em trắng như ngà 
Đôi mắt em sắc như là dao cau 
Miệng cười chúm chím hoa ngâu 
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen” 
Đến nhân cách phẩm giá bên trong: 
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” 
Đồng cảm, xót xa trước nỗi vất vả, khổ đau bất hạnh của người dân lao 
động: 
“ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” 
Mỗi miếng bát cơm dẻo thơm được đổi bằng bao giọt mồ hôi và nước 
mắt. Với cách nói so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và đối lập 
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, tác giả dân gian đã nhấn mạnh nỗi vất 
vả cực nhọc của người nông dân đồng thời nhắc nhơ mọi người phải biết trân 
trọng thành quả lao động của họ. 
Trong xã hội ấy, còn bao kiếp người bất hạnh, bao số phận éo le ngang 
trái, có làm mà chẳng có ăn, tha phương cầu thực, kêu than thảm thiết mà không 
ai thấu hiểu. Bằng cách nói ẩn dụ qua hình ảnh của những con vật nhỏ bé tội 
nghiệp (tằm, kiến, hạc, cuốc...), ca dao đã thể hiện rất xúc động nội dung trên: 
“ Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe” 

 

Nhất là người phụ nữ sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, họ không có 
quyền bình đẳng, họ bị coi rẻ, bị tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc: 
“ Thân em như giếng giữa đàng 
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân” 
“ Thân em như chổi đầu hè 
Để ai hôm sớm đi về chùi chân” 
“ Thân em như trái bần trôi 
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” 
- Tiếng nói đấu tranh trong ca dao: 
Phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội: 
Phê phán thói lười biếng: 
“ Vốn tôi có máu đau hàn 
Cơm ăn thì đỡ việc làm lại đau” 
“Ăn no rồi lại nằm khoèo 
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem” 
Phê phán thói khoe khoang, khoác lác: 
“ Cậu Cai nón dấu lông gà 
Ngón tay đeo nhẫn gọi là Cậu Cai 
Ba năm được một chuyến sai 
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê” 
Phê phán thói mê tín dị đoan: 
“ Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ 
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi” 
“Có tiền thì giữ bo bo 
Đem cho thầy bói rước lo vào mình” 
“ Tử vi xem số cho người 
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu” 
Phê phán những hủ tục lạc hậu: 
“ Mẹ em tham thúng xôi rền 
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng 
Em đã bảo mẹ rằng đừng 
Mẹ ấm mẹ ứ mẹ bưng ngay vào 
Bây giờ chồng thấp vợ cao 
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng” 
“ Con cò mắc giò mà chết 
Con quạ ơ nhà mua nếp làm chay” 
Đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến: 
Giữa người ơ với chủ nhà: 
“Chúa trai là chùa hay lo 
Đêm nằm nghĩ việc ra cho mà làm 
Chúa gái là chúa ăn tham 
Đồng quà tấm bánh đút ngang trong buồng” 
Giữa người làm công với địa chủ : 
“ Từ nay tôi cạch đến già 
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu 



Ruộng bà vừa xấu vừa sâu 
Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền” 
Giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị: 
“Con vua thì lại làm vua 
Con sãi ơ chùa thì quét lá đa 
Bao giờ dân nổi can qua 
Con vua thất thế lại ra quét chùa” 
“ Con ơi nhớ lấy câu này 
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” 
Giữa kẻ giàu và người nghèo: 
“ Trời sao ăn ơ chẳng cân 
Kẻ ăn không hết, người lần không ra 
Người thì mớ bảy mớ ba 
Người thì áo rách như là áo tơi” 
* Kết bài: 
- Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định 
- Ca dao thực sự là những viên ngọc quý, như dòng sữa mẹ ngọt ngào 
nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam. những kiếp người khổ đau, bất hạnh; ca ngợi những giá trị chân chính, phẩm 
chất tốt đẹp của người nông dân. 
- Ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống 
tốt đẹp hơn: đấu tranh phê phán các thói xấu: lười biếng, khoác lác, mê tín dị 
đoan, hủ tục lạc hậu; đấu tranh giai cấp... 
+ Chứng minh nhận định: 
- Tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người trong ca dao: 
Yêu thương con người: 
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước thì thương nhau cùng” 
Ca ngợi trân trọng giá trị của con người: 
Từ vẻ đẹp hình thức bên ngoài: 
“ Cổ tay em trắng như ngà 
Đôi mắt em sắc như là dao cau 
Miệng cười chúm chím hoa ngâu 
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen” 
Đến nhân cách phẩm giá bên trong: 
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” 
Đồng cảm, xót xa trước nỗi vất vả, khổ đau bất hạnh của người dân lao 
động: 
“ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” 
Mỗi miếng bát cơm dẻo thơm được đổi bằng bao giọt mồ hôi và nước 
mắt. Với cách nói so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và đối lập 
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, tác giả dân gian đã nhấn mạnh nỗi vất 
vả cực nhọc của người nông dân đồng thời nhắc nhơ mọi người phải biết trân 
trọng thành quả lao động của họ. 
Trong xã hội ấy, còn bao kiếp người bất hạnh, bao số phận éo le ngang 
trái, có làm mà chẳng có ăn, tha phương cầu thực, kêu than thảm thiết mà không 
ai thấu hiểu. Bằng cách nói ẩn dụ qua hình ảnh của những con vật nhỏ bé tội 
nghiệp (tằm, kiến, hạc, cuốc...), ca dao đã thể hiện rất xúc động nội dung trên: 
“ Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe” 

 

# Chúc bạn học tốt #

Bình luận (1)
lam huyền nhi
8 tháng 2 2019 lúc 19:48

cảm ơn bạn ...... <3....<3.....^.^

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Vũ Hương Giang
Xem chi tiết
Phượng Nguyễn
Xem chi tiết
Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền Trang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Su Su
Xem chi tiết
Lê Danh Trường
Xem chi tiết
nguyen minh huyen
Xem chi tiết