Đáp án A
Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập của Menđen là:
Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể (SGK Sinh học 12 – Trang 41)
Đáp án A
Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập của Menđen là:
Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể (SGK Sinh học 12 – Trang 41)
Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp:
(1) Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
(2) Do sự tác động qua lại giữa các gen không alen.
(3) Do sự không phân li của các cặp nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình phân bào.
(4) Do sự hoán vị gen ở kì đầu của phân bào I giảm phân.
(5) Do sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
Số nội dung đúng là:
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Dưới đây là danh sách các sự kiện xảy ra trong quá trình giảm phân I. Nó không theo đúng thứ tự.
1. nhiễm sắc thể tương đồng trao đổi chéo.
2. nhiễm sắc thể tương đồng dãn xoắn
3. nhiễm sắc thể tương đồng xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo
4. nhiễm sắc thể tương đồng phân ly tới các cực đối lập.
5. nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp với nhau
Đúng trình tự của các sự kiện này là gì?
A. 13425
B. 15342
C.51342
D.51432
Những hoạt động chủ yếu nào của nhiễm sắc thể tạo nên lượng biến dị to lớn của sinh vật sinh sản hữu tính?
(1) Phân ly của các chromatit chị em tại kỳ sau giảm phân II
(2) Phân ly của cặp nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ sau giảm phân I.
(3) Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ đầu giảm phân I
(4) Xếp hàng độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau trên mặt phẳng xích đạo tại kỳ giữa giảm phân I.
A. (1) và (2)
B. (2) và (3)
C. (3) và (4)
D. (2) và (4)
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các NST trong cặp tương đồng.
(2) Các gen trên cùng một NST luôn phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân
(3) Sự phân li độc lập và hoán vị gen có thể làm tăng biến dị tổ hợp.
(4) Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Sự không phân ly của tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở hợp tử sẽ
A. Dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến lệch bội.
B. Chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến
C. Dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến
D. Dẫn tới tất các tế bào của cơ thể đều mang đột biến đa bội
Số đáp án đúng :
1. Men đen đã tiến hành phép lai kiểm chứng ở F3 để kiểm chứng giả thuyết đưa ra
2 .Men đen cho rằng các cặp alen phân ly độc lập với nhau trong quá trình giảm phân tạo giao tử
3.Sự phân ly độc lập của các cặp NST dẫn đến sự phân ly độc lập của các cặp alen
4. Các gen trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau
5. Trao đổi chéo là một cơ chế tạo biến dị tổ hợp, tạo nên nguồn biến dị không di truyền cho tiến hóa
6. Các gen được tập hợp trên cùng một nhiễm sắc thể luôn di truyền cùng nhau nên giúp duy trì sự ổn định của loài
7. Bệnh động kinh do đột biến điểm gen trong ti thể
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Bảng sau đây cho biết môt số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội:
Cột A |
Cột B |
1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường |
a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. |
2. Các gen nằm trong tế bào chất |
b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. |
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X |
c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. |
4. Các alen thuộc các locut khác nhau trên một nhiễm sắc thể |
d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân. |
5. Các cặp alen thuộc các locut khác nhau trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau |
e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử. |
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng ?
A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a
B. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e
C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a
D. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e
Cho phép lai (P): 9AabbDd × AaBbDd. Biết rằng: 10% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 8% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường. Các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa và tỉ lệ của thể ba nhiễm kép có thể thu được ở F1 lần lượt là:
A. 114 và 0,7%.
B. 178 và 0,7%.
C. 114 và 0,62%
D. 178 và 0,62%.
Cho phép lai (P): ♀AabbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 10% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 8% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường. Các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa và tỉ lệ của thể ba nhiễm kép có thể thu được ở F1 lần lượt là:
A. 114 và 0,7%
B. 178 và 0,7%
C. 114 và 0,62%
D. 178 và 0,62%
Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ
A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến
B. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến
C. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến
D. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến