Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là:
A. dựa vào cơ chế nguyên phân và giảm phân
B. dựa vào tính toàn năng của tế bào
C. dựa vào cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
D. dựa vào cơ chế giảm phân và thụ tinh
Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là
A. Tính toàn năng của tế bào
B. Tính phân hóa của tế bào
C. Tính biệt hóa của tế bào
D. Tính phản phân hóa của tế bào
Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đưa vào
A. tính cảm ứng của tế bào.
B. tính chuyên hóa của tế bào.
C. tính phân hóa của tế bào.
D. tính toàn năng của tế bào.
Về các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật, trong số các phát biểu sau:
(1) Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của chúng.
(2) Kỹ thuật nuôi cấy mô sẹo thực vật từ một cá thể ban đầu tạo ra hàng loạt cây con có độ đa dạng di truyền cao và có hiệu suất nhân giống cao.
(3) Giâm cành, chiết cành, ghép cành ở thực vật là các ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.
(4) Trong kỹ thuật giâm cành, người ta bóc một phần vỏ ở thân rồi bó lại bằng đất ẩm, chờ khi phần thân đó hình thành rễ thì cắt cành có rễ đem trồng ở một nơi khác.
Có bao nhiêu phát biểu chính xác?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các bước lai tế bào sinh dưỡng trong công nghệ tế bào thực vật:
(1) Cho các tế bào trần của hai loài và môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau thành tế bào lai.
(2) Đưa tế bào lai vào môi trường nuôi cấy đặc biệt để chúng phân chia và phát triển thành cây lai.
(3) Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào sinh dưỡng
Trình tự đúng của các bước là:
A. (2)→(1) → (3)
B. (3) → (1) → (2)
C. (3) → (2) → (1)
D. (1) → (2) → (3)
Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:
Loại ứng dụng |
Đặc điểm |
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa |
(a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn |
(2) Nuôi cấy mô thực vật |
(b) được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật. |
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt |
(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng. |
(4) Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân ở động vật |
(d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen. |
(5) Dung hợp tế bào trần |
(e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ. |
Tổ hợp ghép đúng là
A. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e
B. 1d, 2b, 3a, 4c, 5e
C. 1d, 2d, 3b, 4e, 5a
D. 1e, 2a, 3b, 4c, 5a
Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:
Loại ứng dụng |
Đặc điểm |
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa |
a)Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thế tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn |
(2) Nuôi cấy mô thực vật |
b) Được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật |
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần,mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt |
c) Có sự dung hợp giữa nahan tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng |
(4) Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật |
d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen |
(5) Dung hợp tế bào trần |
e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ |
Tổ hợp ghép đúng là:
A. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e
B. 1d, 2b, 3a, 4c, 5e
C. 1d, 2c, 3b, 4e, 5a
D. 1e, 2a, 3b, 4c, 5a
Cho các phương pháp sau:
(1) Nuôi cấy mô tế bào
(2) Sinh sản sinh dưỡng
(3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội
(4) Tự thụ phấn bắt buộc.
(5) Lai tế bào sinh dưỡng.
Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai. Phương pháp sẽ được sử dụng là:
A. (1), (2).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (2), (5).
Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
B. Quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
C.Sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
D. Sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.