Đáp án C
Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các loài động vật là kết quả quá trình thành lập phản xạ có điều kiện
Đáp án C
Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các loài động vật là kết quả quá trình thành lập phản xạ có điều kiện
Huấn luyện thú còn non, thành lập các phản xạ có điều kiện là quá trình
A. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính học được.
B. Biến đổi tập tính học được thành tậ tính hỗn hợp.
C. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính hỗn hợp.
D. Biến đổi tập tính hỗn hợp thành tập tính học được.
Khi nói về tập tính ở động vật, cho các phát biểu sau đây:
(1). Các tập tính của động vật trong tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sống sót trước các điều kiện môi trường.
(2). Các tập tính bẩm sinh của động vật không được con người sử dụng trong các hoạt động huấn luyện động vật.
(3). Việc huấn luyện các động vật làm công tác nghiệp vụ dựa trên quá trình xây dựng và hình thành các phản xạ có điều kiện.
(4). Các tập tính học được có thể bị dập tắt nếu các kích thích duy trì tập tính không còn nữa.
Số phát biểu chính xác là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Về quá trình hình thành tập tính ở các loài động vật, một học sinh đưa ra các phát biểu dưới đây:
(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.
(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi.
(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.
Những phát biểu nào không đúng với sự hình thành tập tính học được là:
A. (1), (3) và (4)
B. (2), (3) và (4)
C. (1), (2) và (3)
D. (1), (2) và (4)
Khi nói về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phản xạ không điều kiện thường trả lời lại cách kích thích đơn lẻ.
(2) Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn phản xạ không điều kiện.
(3) Số lượng phản xạ có điều kiện ở cá thể động vật là không hạn chế.
(4) Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện.
(5) Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xạ có điều kiện thường dễ thị mất đi.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào làm cho động vật bậc thấp thường có số lượng phản xạ có điều kiện ít hơn phản xạ không điều kiện?
A. Môi trường sống của động vật bậc thấp rất ít thay đổi
B. Động vật bậc thấp ít được con người luyện tập và hướng dẫn
C. Động vật bậc thấp có số lượng tế bào thần kinh ít và phân tán
D. Động vật bậc thấp ít chịu tác động của các kích thích đồng thời
Khi nói về phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng ống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phản ứng toàn cơ thể, chính xác.
(2) Phản ứng thông qua các phản xạ không điều kiện hoặc có điều kiện.
(3) Phản ứng ở một vùng cơ thể, độ chính xác cao.
(4) Phản ứng nhanh, chính xác.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Lấy 5 ví dụ về phản xạ có điều kiện và 5 ví dụ về phản xạ không điều khiện.
Phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?
A. Thấy rắn thì có cảm giác lo sợ và bỏ chạy.
B. Kim đâm vào tay và có phản ứng rụt tay.
C. Khi gặp lạnh thì người run rẩy.
D. Nhiệt độ môi trường tăng cao thì người đổ mồ hôi.
Khi nói về cấu trúc và hoạt động của hệ thần kinh dạng ống, cho các phát biểu sau đây:
(1). Hệ thần kinh dạng ống có mặt ở tất cả các loài động vật có xương sống.
(2). Hệ thần kinh dạng ống xuất hiện ở một số rất ít loài động vật không xương sống. (3). Trong cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống, không còn các hạch thần kinh.
(4). Các loài động vật có xương sống đều có não bộ.
(5). Tất cả các hoạt động trả lời kích thích của tế bào động vật có hệ thần kinh dạng ống đều dựa trên nguyên tắc phản xạ.
(6). Cùng với mức độ phát triển của hệ thần kinh, số lượng các phản xạ có điều kiện tăng dần. Số lượng luận điểm đúng trong số 6 luận điểm trên:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4