* Cơ sở về điều kiện tự nhiên:
- Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ ba mặt giáp biển, với nhiều đảo lớn nhỏ. Đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, tạo thành nhiều hải cảng thuận tiện cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương.
- Địa hình Hy Lạp bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai không phì nhiều nhưng bù lại có nhiều khoáng sản và loại đất sét trắng để làm gốm. Khí hậu và đất đai Hy Lạp phù hợp trồng các loại cây như nho, ô liu,...
- La Mã có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn, khí hậu ấm áp, mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tài nguyên khoáng sản phong phú, thúc đẩy nghề luyện kim sớm phát triển.
* Cơ sở về dân cư:
- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính: Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước mình là Hy Lạp.
- Bán đảo I-ta-li-a thời cổ đại có nhiều tộc người.
+ Những cư dân có mặt sớm nhất là người Li-gua, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh sống ở đồng bằng La-ti-um được gọi là người La-tinh.
+ Tộc người Ê-tơ-ru-xcơ, Xen-tơ thiên di đến miền Bắc, người Hy Lạp di cư đến phía nam.
+ Về sau, người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã.