Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là:
A. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của nước.
B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C. lực đẩy Ác – si –mét lớn hơn trọng lượng của vật.
D. lực đẩy Ác – si –mét nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì.
A. trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
B. lực đẩy Ác – si – mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu.
C. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.
D. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu.
Câu 4. Thả một vật có thể tích V vào nước, ta thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong nước và không chạm đáy.
a. Tính trọng lượng riêng của chất làm quả cầu. Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3.
b. Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật, biết vật đó có khối lượng là 0,7kg.
c. Nếu dùng tay ấn vật chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực tối thiểu của tay giữ vật chìm trong nước
Câu 5. Thả một vật có thể tích V = 100cm3 vào nước, ta thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong nước và không chạm đáy. Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3.
a. Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật,
b. Tính trọng lượng riêng của chất làm quả cầu và khối lượng của quả cầu
c. Nếu dùng tay ấn vật chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực tối thiểu của tay giữ vật chìm trong nước
Câu 6. Một vật có thể tích là 2,5dm3 được thả vào một chậu đựng nước (chậu đủ lớn và nước trong chậu đủ nhiều, nước có trọng lượng riêng là 10.000N/m3) thì phần vật chìm nước là 40% thể tích của vật. Tính:
a. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật.
b. Trọng lượng của vật.
c. Trọng lượng riêng của vật
Một vật có thể tích 1,6 m^3 được thả vào nước thấy một nửa vật bị chìm trong nước, phần còn lại nổi lên trên mặt nước. Tính:
a) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
b) Trọng lượng riêng của chất làm nên vật.
Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000 N/m2
Một vật có thể tích 25dm3 và khối lượng 50kg. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi chìm hoàn toàn trong nước.
Một vật có khối lượng 210kg làm bằng chất có khối lượng riêng 10500kg/m3được nhúng hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
vật có thể tích 0,0003m3 được nhúng chìm trong nước biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3 và trọng lượng riêng của vật là 10500 N/m3.
a) tìm trọng lượng của vật ở ngoài không khí
b)tìm lực đẩy của ác si mét tác dụng lên vật
c)vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên nước vì sao
Bài 6: Một vật có thể tích 100cm3
a) Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi vật đc nhúng chìm hoàn toàn trong xăng?
b) Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi vật nổi 1/2 trong nước?
Biết trọng lượng riêng của xăng là 7000N/m3, của nước là 10000N/m3