Có 6 ống nghiệm bị mất nhãn được đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Mỗi ống nghiệm đựng 1 trong các dung dịch sau: BaCl2, H2SO4, Ca(OH)2, MgCl2, Na2CO3, KHSO4. Hãy xác định dung dịch có trong mỗi ống nghiệm, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có). Biết rằng khi tiến hành thí nghiệm thu được kết quả như sau:
– Dung dịch ở ống 2 cho kết tủa với các dung dịch ở ống 3 và 4.
– Dung dịch ở ống 6 cho kết tủa với các dung dịch ở ống 1 và 4.
– Dung dịch ở ống 4 cho khí bay lên khi tác dụng với các dung dịch ở ống 3 và 5.
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra của các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
b. Cho một mẫu nhỏ kim loại Na và dung dịch FeCl3.
c. Dẫn khí Cl2 vào cốc đựng nước, sau đó nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được.
d. Cho dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch NaHCO3, sau đó đun nóng
Câu 1: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Nêu hiện tượng quan sát được? Viết PTHH xảy ra ( nếu có)
Câu 2: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm đựng dd Natri clorua. Nêu hiện tượng quan sát được? Viết PTHH xảy ra (nếu có).
Câu 3: Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 ( ở đktc) vào dung dịch nước vôi trong dư.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính số gam kết tủa thu được sau phản ứng.
Câu 4: Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Nhỏ vài giọt dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4.
b) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl có sẵn mẩu quỳ tím.
Câu 5: Cho các chất sau: Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, KOH, Ba(OH)2.
a) Những chất nào có phản ứng với khí CO2?
b) Những chất nào bị phân hủy bởi nhiệt?
c) Những chất nào vừa có phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?
Câu 6: Cho những oxit sau: BaO, Fe2O3, N2O5, SO2. Những oxit nào tác dụng với: a. Nước b. Axit clohiđric c. Natri hiroxit
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Câu 7: Có 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng một dung dịch các chất sau: Na2SO4 ; HCl; NaNO3. Hãy nhận biết chúng bằng phương pháp hóa học. Viết các PTHH xảy ra (nếu có).
Câu 8: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các lọ đựng các dung dịch sau: KOH; Ba(OH)2 ; K2SO4; H2SO4; HCl. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau: 1) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. 2) Cho mẫu dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.
Cho dung dịch A chứa a mol Na2CO3 và dung dịch B chứa b mol HCl tiến hành thí nghiệm như sau: - Thí nghiệm 1 : Cho từ từ từng giọt đến hết dung dịch B vào dung dịch A , toàn bộ khí thu được cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. - Thí nghiệm 2: Cho từ từ từng giọt đến hết dung dịch A vào dung dịch B , toàn bộ khí thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 2 m gam kết tủa. Xác định tỉ lệ a: b Làm hộ em với ạ!!!!
Cho bộ dụng cụ thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ và các chất rắn: KClO3 (xúc tác MnO2), FeS, KMnO4, CaCO3, CaC2, S, Fe, CuO.
a) Từ các chất rắn trên, hãy chọn hai chất để điều chế khí O2 từ ống nghiệm 1. Chọn hai chất tương ứng với A để tạo thành khí B có khả năng làm nhạt màu dung dịch Br2.
b) Nếu hấp thụ hết khí B trong ống nghiệm 2 bằng dung dịch Ba(OH)2 và NaOH thì thu được dung dịch X và kết tủa. Lọc bỏ cẩn thận toàn bộ kết tủa, rồi cho tiếp dung dịch NaOH dư vào dung dịch X lại thấy xuất hiện thêm kết tủa.
Hãy cho biết các chất tan có trong dung dịch X, giải thích cụ thể, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên.
Tiến hành thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: cho 1,74 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc, dư, đun nóng thu được khí A màu vàng lục.
– Thí nghiệm 2: cho một lượng sắt vào dung dịch H2SO4 loãng đến khi khối lượng dung dịch tăng 167,4 gam thì thu được một lượng khí B.
– Thí nghiệm 3: thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp KCl và KClO3 thu được hỗn hợp X. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn nặng 152 gam và một lượng khí D.
– Thí nghiệm 4: Nạp toàn bộ lượng khí A, khí B và khí D thu được ở các thí nghiệm trên vào một bình kín, nâng nhiệt độ cao để thực hiện hoàn toàn các phản ứng rồi đưa nhiệt độ về 250C thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất.
Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ % của chất tan có trong dung dịch Y
Cho m gam hỗn hợp gồm Na2O và BaO vào nước thu được dung dịch X. Sục từ từ đến hết 11,2 lít CO2 ở (đktc) vào X thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối và một chất kết tủa. Số mol kết tủa tạo thành phụ thuộc vào số mol CO2 được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào 300 ml dung dịch HCl 1M thu được 5,04 lít khí ở (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
Hòa tan hết 5,34 gam hỗn hợp X gồm Zn và Mg trong 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,4M và H2SO4 0,08M, thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,43 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết V ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,05M vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa lớn nhất ; lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của V, m.
Cho hỗn hợp gồm MgCO3 và FeCO3 vào 300 gam dung dịch HCl `7,3%`. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 4,48 lít khí X ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi kết tủa lớn nhất thấy hết V ml. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi được 11,2 gam chất rắn E. Các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn, lượng HCl bay hơi không đáng kể.
a) Tính khối lượng hỗn hợp MgCO3 và FeCO3
b) Tính V
c) Dẫn toàn bộ lượng khí X hấp thụ hết vào 200ml dung dịch KOH 1M và Ba(OH)2 xM thì thu được lượng lớn nhất. Tìm giá trị nhỏ nhất của x.