a) Trình bày khái quát về:
- Nguồn gốc của tiếng Việt.
- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
- Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
- Viết bằng chú Hán.
- Viết bằng chữ Nôm.
- Viết bằng chữ Quốc ngữ.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoan trích sau:
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể loại văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật…).
(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Cho đoạn văn sau:
Phải nói rằng, đến một trình độ phát triển nhất định, loài người mới sản xuất ra sản phẩm đặc biệt: đó là sách. Trước khi có chữ viết, con người có thể đã có những sáng tác truyền miệng, nhưng nền văn minh nhân loại chỉ bùng phát từ khi có chữ viết, nhất là từ khi chữ viết được sử dụng để ghi chép lại tất cả những giá trị văn minh. Những giá trị đó là những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm ứng xử xã hội, kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Đó là những sáng tạo khác về mặt văn hóa, văn học, phong tục, tín ngưỡng, ... Và về sau, đó là những phát kiến khoa học- kĩ thuật. Sách giúp cho người đời sau học tập, kế thừa được người đi trước, giúp cho người nước này biết được thành tim của người nước khác để học hỏi, để cùng nhau tiến bộ. Sách chứa đựng nền văn minh, là sản phẩm của nền văn minh.
Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?
A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.
B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian
C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!
D. Cả ba đáp án trên.
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.Điểm nào dưới đây nói đúng nhất về những thứ chữ viết được dùng đề sáng tác trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay?
A. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
B. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp.
C. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Anh.
D. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh.
Dòng nào nêu đúng và đủ yêu cầu sử dụng tiếng Việt về ngữ âm và chữ viết?
A. Phát âm theo âm thanh chuẩn, thể hiện ở chữ viết.
B. Viết đúng các quy tắc chính tả.
C. Phát âm theo âm thanh chuẩn, viết đúng các quy tắc chính tả.
D. Sử dụng đúng từ ngữ và viết đúng quy tắc ngữ pháp.
Những điểm chung và những điểm khác nhau của hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Tên tác phẩm văn học chữ Hán : văn xuôi , thơ , văn biền ngẫu ? Mỗi loại 3 tác phẩm giúp mình với
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :
(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
(Tục ngữ)
(2) Thân em như hạt mua rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
(Ca dao)
(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Hỡi đồng bào toàn quốc
Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội , ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?