Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần:
- Phần 1: Có khối lượng m1 gam tác dụng với HCl loãng nguội dư thu được V lít khí H2 ở đktc và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 28,035 gam chất rắn (không xét đến sự thăng hoa của AlCl3).
- Phần 2: Có khối lượng m2 gam tác dụng với NaOH đặc, nóng dư thu được 0,672 lít khí H2, dung dịch T và chất rắn E.
Biết m1 + m2 = 22,76 gam. Giá trị V gần giá trị nào nhất sau đây
A. 1,8
B. 2,0
C. 2,2
D. 2,4
Chia dung dịch A chứa các ion Fe3+, NH4+, và thành phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch là:
A. 3,73 gam
B. 4,76 gam
C. 6,92 gam
D. 7,46 gam
Chia m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 10,528 lít khí NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất).
- Phần 2: Tác dụng với Cl2 dư thu được 27,875g hỗn hợp muối clorua.
Khối lượng m gam hỗn hợp kim loại là
A. 22,38 gam
B. 20,38 gam
C. 11,19 gam
D. 10,19 gam
Dung dịch X chứa các ion: Fe3+; SO42-; NH4+; Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
+ Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa.
+ Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 7,04 gam
B. 7,46 gam
C. 3,52 gam
D. 3,73 gam
Chia 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng Cu có trong hỗn hợp là
A. 8,5%.
B. 13,5%.
C. 17%.
D. 28%.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y chứa (m+77,6) gam muối và V lít khí (đktc) có khối lượng là 5,92 gam. Cho dung dịch NaOH dư vào Y rồi đun nóng thấy xuất hiện 0,896 lít khí (đktc). Giá trị lớn nhất của V là:
A. 4,256.
B. 4,48.
C. 3,548.
D. 5,6.
Cho m gam Fe vào dung dịch AgNO3 được hỗn hợp X gồm 2 kim loại. Chia X làm 2 phần.
- Phần 1: có khối lượng m1 gam, cho tác dụng với dung dịch HCl dư, được 0,1 mol khí H2.
- Phần 2: có khối lượng m2 gam, cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, được 0,4 mol khí NO. Biết m2 – m1 = 32,8. Giá trị của m bằng:
A. 1,74 gam hoặc 6,33 gam
B. 33,6 gam hoặc 47,1 gam
C. 17,4 gam hoặc 63,3 gam
D. 3,36 gam hoặc 4,71 gam
Cho m gam Fe vào dung dịch AgNO3 được hỗn hợp X gồm 2 kim loại. Chia X làm 2 phần.
- Phần 1: có khối lượng m1 gam, cho tác dụng với dung dịch HCl dư, được 0,1 mol khí H2.
- Phần 2: có khối lượng m2 gam, cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, được 0,4 mol khí NO. Biết m2 – m1 = 32,8. Giá trị của m bằng
A. 1,74 gam hoặc 6,33 gam
B. 33,6 gam hoặc 47,1 gam
C. 17,4 gam hoặc 63,3 gam
D. 3,36 gam hoặc 4,71 gam
Chia 20,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, C2H5OH, aCH3COOC2H5 làm 3 phần. Cho phần 1 tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2(đktc). Cho phần 2 tác dụng vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 0,2M đun nóng. Cho phần 3( có khối lượng bằng khối lượng phần 2) tác dụng với NaHCO3 dư thì có 1,344 lít ( đktc) khí bay ra. Khối lượng C2H5OH trong phần 1 là
A. 2,3 gam
B. 0,46 gam
C. 1,38 gam
D. 0,92 gam