Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Trúc Quỳnh

Cho tam giác ABC nhọn. AH là đường cảo. Vẽ ra phía ngoài ∆ABC tam giác ∆ABD vuông cân tại B và ∆ACE vuông cân tại C. Trên tia đối của tia AH lấy điểm K sao cho AK = BC. Chứng minh rằng:

a) ∆DBC=∆BAK .

b) DC ┴ KB.

c) CD, KH và EB đồng quy tại một điểm

Quỳnh Anh
7 tháng 6 2021 lúc 18:40

Trả lời:

K A B C D E H

a, Vì ^KAB là góc ngoài của tg ABH

=> ^KAB = ^ABH + ^AHB ( tc )

hay ^KAB = ^ABH + 90    (1)

Ta có: ^DBC = ^ABH + ^ABD = ^ABH + 90o  (2)

Từ (1) và (2) => ^KAB = ^DBC 

Xét tg DBC và tg BAK có:

BD = BA ( tg ABD vuông cân tại B )

BC = KA (gt)

^DBC = ^KAB (cmt)

=> tg DBC = tg BAK (cgc)

Khách vãng lai đã xóa
Quỳnh Anh
7 tháng 6 2021 lúc 19:39

Trả lời:

b, Gọi M là giao điểm của KC và BE 

Vì ^KAC là góc ngoài của tg AHC

=> ^KAC = ^ACH + ^AHC   (tc)

hay ^KAC = ^ACH + 90o   (3)

Ta có: ^BCE = ^ACH + ^ACE = ^ACH + 90o  (4)

Từ (3) và (4) => ^KAC = ^BCE

Xét tg KAC và tg BCE có:

KA = BC ( gt )

^KAC = ^BCE ( cmt )

AC = CE ( tg ACE vuông cân tại C )

=> tg KAC = gt BCE ( c - g - c )

=> ^AKC = ^CBE ( 2 góc tương ứng )

=> ^AKC + ^KCB = ^CBE + ^KCB 

Mà tg KHC vuông tại H có: ^AKC +^KCB = 90o (tc)

=> ^CBE + ^KCB = 90o

=> tg MBC vuông tại M (tc)

=> KC \(\perp\)BE ( đpcm )

c, Gọi N là giao điểm của KB và DC

Vì tg DBC = tg BAK ( chứng minh ở ý a )

=> ^DCB = ^AKB ( 2 góc tương ứng )

=> ^DCB + ^KBC = ^AKB + ^KBC 

Mà tg KBH vuông tại H có: ^AKB + ^KBC = 90o (tc)

=> ^DCB = ^KBC = 90o 

=> tg NBC vuông tại N (tc)

=> KB \(\perp\)DC

Xét KBC có: 

CD là đường cao thứ nhất ( CD \(\perp\)KB )

KH là đường cao thứ hai ( KH \(\perp\)BC )

BE là đường cao thứ ba ( BE \(\perp\)KC )

=> CD, KH, BE đồng quy ( tc )  ( đpcm ).

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Việt Huy
Xem chi tiết
Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Ân
Xem chi tiết
pham duc hung
Xem chi tiết
Phúc Thành sama
Xem chi tiết
forever love you
Xem chi tiết
Kim Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Queen DCE Entertainment
Xem chi tiết
Kim Anh Nguyễn
Xem chi tiết