Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Huy

Cho tam giác ABC đường cao AH .Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của BC,CA,AB . Gọi Q là giao điểm của NP cắt AH .Chứng minh 

a, MNQH là hình thang vuông 

b, MNPH là hình thang cân 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 tháng 7 2021 lúc 21:11

a) Xét ΔABC có 

P là trung điểm của AB(gt)

N là trung điểm của AC(gt)

Do đó: PN là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)

Suy ra: PN//BC và \(PN=\dfrac{BC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

hay QN//HM; PN//HM

Xét tứ giác MNQH có QN//HM(cmt)

nên MNQH là hình thang có hai đáy là QN và HM(Định nghĩa hình thang)

Hình thang MNQH(QN//HM) có \(\widehat{QHM}=90^0\)(gt)

nên MNQH là hình thang vuông(Định nghĩa hình thang vuông)

b) Xét ΔABC có

P là trung điểm của AB(gt)

M là trung điểm của BC(gt)

Do đó: PM là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)

Suy ra: PM//AC và \(PM=\dfrac{AC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)(1)

Ta có: ΔAHC vuông tại H(Gt)

mà HN là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AC(N là trung điểm của AC)

nên \(HN=\dfrac{AC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(2)

Từ (1) và (2) suy ra MP=HN

Xét tứ giác MNPH có PN//HM(cmt)

nên MNPH là hình thang có hai đáy là PN và HM(Định nghĩa hình thang)

Hình thang MNPH có MP=HN(cmt)

nên MHPH là hình thang cân(Dấu hiệu nhận biết hình thang cân)


Các câu hỏi tương tự
Ngô Yoona
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ánh Dương
Xem chi tiết
Vũ Thị Trang
Xem chi tiết
nguyễn ánh 123
Xem chi tiết
Phạm Thị Chi Mai
Xem chi tiết
Cao Thanh Trường
Xem chi tiết
Lê Trinh
Xem chi tiết
Lê Trinh
Xem chi tiết
Vũ Thanh Bình
Xem chi tiết