a) Xét ΔAED vuông tại E và ΔAFD vuông tại F có
AD chung
\(\widehat{EAD}=\widehat{FAD}\)(AD là tia phân giác của \(\widehat{EAF}\))
Do đó: ΔAED=ΔAFD(cạnh huyền-góc nhọn)
Suy ra: DE=DF(Hai cạnh tương ứng)
Ta có: AD là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(gt)
nên \(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}=\dfrac{\widehat{BAC}}{2}=\dfrac{120^0}{2}=60^0\)
hay \(\widehat{EAD}=\widehat{FAD}=60^0\)
Ta có: ΔAED vuông tại E(gt)
nên \(\widehat{EAD}+\widehat{EDA}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)
\(\Leftrightarrow\widehat{EDA}=90^0-60^0=30^0\)
Ta có: ΔAFD vuông tại F(Gt)
nên \(\widehat{FAD}+\widehat{FDA}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)
\(\Leftrightarrow\widehat{FDA}=90^0-60^0=30^0\)
Ta có: \(\widehat{EDA}+\widehat{FDA}=\widehat{EDF}\)(tia DA nằm giữa hai tia DE và DF)
\(\Leftrightarrow\widehat{EDF}=30^0+30^0\)
hay \(\widehat{EDF}=60^0\)
Xét ΔDEF có DE=DF(cmt)
nên ΔDEF cân tại D(Định nghĩa tam giác cân)
Xét ΔDEF cân tại D có \(\widehat{EDF}=60^0\)(cmt)
nên ΔDEF đều(Dấu hiệu nhận biết tam giác đều)