Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quốc Lộc

cho tam giác ABC cân tại A ( A nhỏ hơn 90 độ) 
kẻ BM vuông góc với AC ( M thuộc AC )
kẻ CN vuông góc với AB (N thuộc AB)
a) CM : AM = AN
b) CM AMN là tam giác cân
c) I là giao điểm của BM và CN. CM AI là tia phân giác góc A 

MN giúp Mik Với ;-; 

 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
21 tháng 1 2022 lúc 8:38

a: Xét ΔABM vuông tại M và ΔACN vuông tại N có

AB=AC

\(\widehat{BAM}\) chung

Do đó: ΔABM=ΔACN

Suy ra: AM=AN

b: Xét ΔAMN có AM=AN

nên ΔAMN cân tại A

Thanh Hoàng Thanh
21 tháng 1 2022 lúc 8:39

a) Xét tam giác BNC vuông tại N và tam giác CMB vuông tại M:

BC chung.

\(\widehat{B}=\widehat{C}\) (Tam giác ABC cân tại A).

=> Tam giác BNC = Tam giác CMB (cạnh huyền - góc nhọn).

=> BN = CM (2 cạnh tương ứng).

Ta có: AB = AN + BN; AC = AM + CM.

Mà AB = AC (Tam giác ABC cân tại A); BN = CM (cmt).

=> AM = AN.

b) Xét tam giác AMN: AM = AN (cmt).

=> Tam giác AMN cân tại A.

c) Xét tam giác ABC: 

BM; CN là đường cao (BM vuông góc với AC; CN vuông góc với AB).

I là giao điểm của BM và CN (gt).

=> I là trực tâm.

=> AI là đường cao.

Mà AI là đường cao xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC cân tại A.

=> AI là đường phân giác góc A (Tính chất các đường trong tam giác cân).


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Thanh Lam
Xem chi tiết
Bùi Thị Mai Anh
Xem chi tiết
Nhat Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thái An Thư
Xem chi tiết
Chungggg
Xem chi tiết
Hồ Nguyễn Ngọc Trang
Xem chi tiết
Thất Tịch
Xem chi tiết
Nguyễn Chi
Xem chi tiết
Phạm Anh Thư
Xem chi tiết