THAM KHẢO
Đọc xong bài ca dao trên ta có thể thấy đươc tính yêu quê hương và nhân dân của mỗi người thật sự vô cùng sâu sắc.Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn .Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương bên này, bên kia trong bài ca dao để thể hiện chất mộc mạc, bình dị của một tình quê hồn hậu.Hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát cũng được tác giả đưa vào bài ca dao vì đó là hình ảnh gần gũi nhất của quê hương mà ai cũng biết tới.Hai câu ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông" đã nói lên sự rộng lớn của cánh đồng , dù "đứng bên ni đồng" hay "đứng bên tê đồng" thì cánh đồng vẫn rộng mênh mông,bao la . Không phải tự dưng mà tác giả đưa hình ảnh cánh đồng lúa vào bài thơ mà nó đã "ôm ấp" cuộc sống của tác giả , phải có tình yêu quê hương tha thiết , sâu đậm thì mới có thể tả được cánh đồng một cách say mê đậm đà như thế! Câu so sánh"Em như chẽn lúa đòng đòng .Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" là nói nên vẻ đẹp xinh tươi, thơ mộng của người con gái Việt Nam.Em ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Đôi mắt em trong sáng, ngây thơ đang bước vào đời với biết bao điều mới lạ. Em là một cô gái đang tuổi trẻ, đang tuổi đẹp, là người con gái trong trắng và ẩn chứa trong em một nét đẹp kì lạ nét đẹp của người con gái Việt Nam mà người ta hay nhắc đến Tâm hồn của em hạnh phúc "phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" theo những chẽn lúa kia.Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.