Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH ( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCBCDE*FGH thuộc dạng đột biến
A. đảo đoạn ngoài tâm động
B. lặp đoạn
C. chuyển đoạn không tương hỗ
D. chuyển đoạn tương hỗ
Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH (dấu* biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại
A. Đảo đoạn ngoài tâm động
B. Đảo đoạn mang tâm động
C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể
D. Lặp đoạn
Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABC*DEFGH và MNO*PQR (dấu * biểu hiện cho tâm động). Do đột biến cấu trúc NST xảy ra trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh đã tạo ra hai cromatit có cấu trúc ABCD*EFR và MNO*PQGH. Cho các phát biểu sau:
(1) Xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo không bình thường giữa hai cặp NST tương đồng. (2) Chỉ làm thay đổi nhóm gen liên kết mà không làm thay đổi hình dạng NST.
(3) Các giao tử tạo ra đều có bộ NST với số lượng bình thường.
(4) Đây là đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể mang tế bào xảy ra đột biến. Phương án nào sau đây đúng?
A. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) sai.
B. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng, (5) sai.
C. (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) sai.
D. (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng, (5) sai.
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể?
I. Mất đoạn II. Lặp đoạn NST
III. Đột biến gen IV. Đảo đoạn ngoài tâm động
V. Chuyển đoạn tương hỗ
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
(1) Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hình dạng NST.
(2) Đột biến chuyển đoạn NST là dạng đột biến cấu trúc duy nhất có thể làm thay đổi số lượng nhóm gen liên kết.
(3) Đột biến lặp đoạn NST có thể làm cho 2 gen cùng alen nằm trên 1 NST.
(4) Mất đoạn xảy ra trong giảm phân ở động vật gây hậu quả nặng hơn ở thực vật đối với quá trình tạo ra các giao tử.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Xét các nhận định sau:
1. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCIKLDE.FGH thì có thể đã xảy ra đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.
2. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFG.EDCHIKL thì có thể đã xảy ra đột biến đảo đoạn NST.
3. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE.FGH thì có thể đã xảy ra dạng đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.
4. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDCDE.FGHIKL thì có thể đã xảy ra dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?
1. Mất đoạn. 2. Lặp đoạn NST.
3. Đột biến gen. 4. Đảo đoạn ngoài tâm động.
5. Chuyển đoạn không tương hỗ. 6. Đột biến lệch bội
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?
1. Mất đoạn
2. Lặp đoạn NST
3. Đột biến gen
4. Đảo đoạn ngoài tâm động
5. Chuyển đoạn không tương hỗ
6. Đột biến lệch bội
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Nói về các dạng đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
(1) Đột biến mất đoạn chỉ xảy ra đối với NST thường.
(2) Đột biến chuyển đoạn NST là dạng đột biến cấu trúc duy nhất làm thay đổi nhóm gen liên kết.
(3) Đột biến lặp đoạn là dạng đột biến cấu trúc duy nhất làm cho các gen alen cùng nằm trên 1 NST.
(4) Đột biến đảo đoạn không gây hậu quả nghiêm trọng do không làm thay đổi số lượng, cấu trúc của các gen trên NST.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.