Bài 1. Cho đoạn thẳng AB cố định. Vẽ đường tròn (O) tiếp xúc với AB tại A, đường tròn (O¢) tiếp xúc với AB tại B. Hai đường tròn này luôn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB và luôn tiếp xúc ngoài với nhau. Hỏi tiếp điểm M của hai đường tròn di động trên đường nào?
Cho (O;R) đường kính AB=2R. Lấy điểm C di động trên (O;R), I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC vẽ CH vuông góc với AB tại H. vẽ CM song song với BI (M thuộc AI). Trên đoạn thẳng AB lấy F sao cho AC=AF.
a. Tính góc CMF
b. Gọi K là tâm đường tròn nội tiếp tam giác AHC. CK cắt AB tại E. Tính giá trị lớn nhất của diện tích tam giác CEF theo R, khi C di động trên (O;R).
c. Chứng minh 3 đường thẳng MH, CF, BI đồng qui
1) Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Lấy điểm C di động trên đường tròn (O), gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, vẽ CH vuông góc AB tại H.
a) Vẽ CM song song BI ( M thuôc đường thẳng AI). Trên đoạn thẳng AB lấy điểm F sao cho AC = AF. Tính số đo góc CMF.
b) Gọi K là tâm đường tròn nội tiếp tam giác CHA, CK cắt AB tại E. Tính giá trị lớn nhất của diện tích tam giác CEF theo R khi C di động trên (O).
c) Chứng minh ba đường thẳng MH, CF và BI đồng qui tại một điểm.
2) Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O;R). Gọi M là điểm di động trên cung nhỏ BC. Vẽ AD vuông góc với MB tại D, AE vuông góc với MC tại E. Gọi H là giao điểm của DE và BC.
a) Chứng minh A, H,E cùng thuộc một đường tròn. Từ đó suy ra DE luôn đi qua một điểm cố định.
b) Xác định vị trí của M để MB/AD×MC/AE đạt giá trị lớn nhất.
Mọi người giúp em với ạ.
Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Một đường thẳng xy tiếp xúc với
đường tròn tại C. Gọi D và E lần lượt là hình chiếu của A và B trên xy. Chứng minh rằng:
a) C là trung điểm của DE
b) Tổng AD + BE không đổi khi C di động trên (O)
Cho hai đường tròn (O;R) và (O';R') tiếp xúc ngoài tại A (R=2R'). Điểm B thuộc đường tròn (O;R) sao cho AB=R. Điểm M thuộc cung lớn AB của đường tròn (O;R) sao choMA<=MB . Nối MA cắt đường tròn (O';R') tại N. Từ N kẻ đường thẳng song song với AB cắt đường tròn (O';R') tại E, cắt MB tại F.
1. Chứng minh: Tam giác AOM đồng dạng tam giác AO'N
2. Chứng minh độ dài đoạn NF không đổi khi M chuyển động trên cung lớn AB của đường tròn (O;R).
3. Chứng minh ABFE là hình thang cân
4. Tìm vị trí của điểm M để diện tích tứ giác ABFN lớn nhất.
Bài toán:. Cho đường tròn tâm O, đường kính AB và một điểm C di động trên đoạn AB. Vẽ các đường tròn tâm I đường kính AC và đường tròn tâm K đường kính BC. Tia Cx vuông góc với AB tại C, cắt (O) tại M. Đoạn thẳng MA cắt đường tròn (I) tại E và đoạn thẳng MB cắt đường tròn (K) tại F
a.Chứng minh tứ giác MECF là hình chữ nhật và È là tiếp tuyến chung của (I) và (K)
b. Cho AB = 4cm, xác định vị trí điểm C trên AB để diện tích tứ giác IFEK là lớn nhất.
c. Khi C khác O , đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật MECF cắt đường trong (O) tại P (khác M), đường thẳng PM cắt đường thẳng AB tại N. Chứng minh tam giác MPF đồng dạng với tam giác MBN
d. Chứng minh 3 điểm: N, E, F thẳng hàng
Dùng kiến thức kì 1 ko dùng nội tiếp ai giúp em
Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB, hai tiếp tuyến Ax, By trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn (O). Tiếp tuyến tại M của nửa đường tròn cắt Ax ở C, cắt By ở D.
a, AM và BM cắt OC và OD theo thứ tự ở E và F. Tứ giác OEMF là hình gì?
b, Gọi I là giao điểm của hai đường chéo OM và EF của tứ giác OEMF. Khi M di động trên nửa đường tròn (O) thì điểm I di động trên đường nào?
c, Xác định vị trí của M để tứ giác OEMF là hình vuông. Tính diện tích của hình vuông này, cho biết AB = 6cm.
d, Tích AB . CD không đổi khi M di chuyển trên nửa đường tròn (O).
Cho Đoạn AB cố định vẽ (O) tiếp súc với AB tai A,(O') tiếp súc với AB tại B, 2 Đường tròn luôn thuộc AB VÀ Luôn tiếp Xúc ngoài với nhau. Hỏi tiếp điểm M Của 2 đường tròn di động trên đường nào?
Cho hình thang cân ABCD nội tiếp đường tròn (O) với AB song song CD và AB<CD,M là trung điểm CD, P là điểm di chuyển trên đoạn MD ( P khác M,D), AP cắt (O) tại Q khác A, BP cắt (O) tại R khác B, QR cắt CD tại E. Gọi F là điểm đối xứng với P qua E.
a) Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AQF luôn thuộc 1 đường thẳng cố định khi P di chuyển.
b) Gỉa sử EA tiếp xúc (O). Chứng minh rằng khi đó QM vuông góc với CD