Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Tiến Dũng

cho đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

...

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

hãy Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong khổ thơ thứ nhất Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ.

gợi ý:

Nêu tên biện pháp tu từ, dấu hiệu.

Tác dụng: +) ý cố định

+) ý sát

+) ý nâng cao.

giúp mình với.

Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 8 2023 lúc 20:47

BPTT: Điệp ngữ "nghe"

Dấu hiện: có sự lặp lại từ "nghe" có ý nghệ thuật nhấn mạnh ở đầu câu thơ.

Tác dụng:

+) Ý cố định: nhấn mạnh lại việc tác giả nghe được những gì ở tuổi thơ Người.

+) Ý sát: nổi bật nên hình ảnh mà tác giả tưởng lại gồm nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.

+) Ý nâng cao: thể hiện tình cảm tác giả dành cho quê hương mình, nhà thơ ghi nhớ rõ những gì mình được trải qua thời thơ ấu.

Từ đó câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình, giàu sức gợi cảm xúc hấp dẫn gây ấn tượng hơn với đọc giả.

Đoàn Trần Quỳnh Hương
15 tháng 8 2023 lúc 20:49

Phép điệp từ "nghe" 

- Tác dụng: 

+ Khiến hình ảnh thơ giàu chất gợi hình, gợi cảm từ đó gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

+ Diễn tả sự xúc động của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân

+ Tiếng gà trưa làm xao động lòng người đồng thời khơi nguồn cảm xúc cho người chiến sĩ nhớ về một thời quá khứ


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Duyên Nguyễn
Xem chi tiết
thảo nguyễn
Xem chi tiết
bac21
Xem chi tiết
dũng
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Hạnh
Xem chi tiết
thảo nguyễn
Xem chi tiết
Phương Thuỳ
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết