Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
mynameisbro

cho đoạn AB và 1 điểm M trung điểm của nó. vẽ Mx vuông góc AB, đường tròn O tiếp xúc với AB tại A cắt Mx tại C và D ( D nằm giữa M và C)

a) cm: tích MC.MD không đổi khi bán kính đường tròn thay đổi

b) CM: D là trực tâm tam giác ABC

vẽ hình nữa ạ!

a.

Xét hai tam giác AMD và CMA có:

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{AMD}=\widehat{CMA}=90^0\\\widehat{MAD}=\widehat{MCA}\left(\text{cùng chắn AD}\right)\end{matrix}\right.\) 

\(\Rightarrow\Delta AMD\sim\Delta CMA\left(g.g\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{MA}{MC}=\dfrac{MD}{MA}\Rightarrow MA^2=MC.MD\)

Do A, M cố định \(\Rightarrow MA^2\) không đổi

\(\Rightarrow MC.MD\) không đổi

b.

Kéo dài AD cắt BC tại E

Từ cm câu a, \(\Delta AMD\sim\Delta CMA\Rightarrow\widehat{ADM}=\widehat{CAM}\)

Tam giác ADM vuông tại M \(\Rightarrow\widehat{ADM}+\widehat{MAD}=90^0\)

\(\Rightarrow\widehat{CAM}+\widehat{MAD}=90^0\) (1)

Mx đi qua trung điểm của AB và vuông góc AB nên Mx là trung trực của AB

C thuộc Mx \(\Rightarrow CA=CB\Rightarrow\Delta CAB\) cân tại C

\(\Rightarrow\widehat{CAM}=\widehat{CBM}\) (2)

(1);(2) \(\Rightarrow\widehat{MAD}+\widehat{CBM}=90^0\)

\(\Rightarrow\widehat{AEB}=180^0-\left(\widehat{MAD}+\widehat{CBM}\right)=90^0\)

\(\Rightarrow AE\perp BC\)

\(\Rightarrow D\) là giao điểm 2 đường cao AE và CM của tam giác ABC nên D là trực tâm tam giác ABC

loading...


Các câu hỏi tương tự
Vũ Việt Anh
Xem chi tiết
phạm trung hiếu
Xem chi tiết
Khánh Hoàng Kim
Xem chi tiết
trần hữu trường thịnh
Xem chi tiết
Phạm Đàm Phương Chi
Xem chi tiết
Poon Phạm
Xem chi tiết
trần hữu trường thịnh
Xem chi tiết
Lê Trần Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Linh Hoàng
Xem chi tiết
Phu Binh Nguyen
Xem chi tiết